Mã tài liệu: 27735
Số trang: 120
Định dạng: docx
Dung lượng file: 355 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Trong suốt mấy chục năm tồn tại nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ở nước ta, thị trường lao động với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường, các yếu tố sản xuất đã không được công nhận. Điều này có nguồn gốc từ các thành kiến mang tính nhận thức về hàng hóa sức lao động, về việc làm, về thất nghiệp. Trong đó, quan điểm về sức lao động là hàng hóa, có thể mua, bán, trao đổi được coi là một điều cấm kỵ. Phân bổ lao động được thực hiện chủ yếu bằng sự điều động của nhà nước, thông qua các biện pháp hành chính, mệnh lệnh, rất ít khi tính đến các nhu cầu của thị trường. Các quyết định liên quan đến nguồn lao động, nhất là các quyết định về phân bổ lực lượng lao động, về luân chuyển lao động, chủ yếu được thực hiện nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề về công bằng xã hội hơn là chú trọng đến hiệu quả kinh tế.
Hơn thế, quan điểm cho rằng, chỉ có các hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tập thể mới được coi là có lao động, là có việc làm, trong một thời gian dài đã làm đóng băng thị trường lao động của khu vực phi nhà nước. Những người làm việc ngoài hệ thống các cơ quan đơn vị kinh tế nhà nước hay tập thể thường bị coi là không có việc làm, thậm chí những việc họ làm còn bị coi là "bất hợp pháp". Những người đi làm thuê, hoặc những người đứng ra thuê mướn nhân công, tạo công ăn việc làm cho người lao động ngoài khu vực quốc doanh và tập thể bị coi là bóc lột, bị hạn chế và phân biệt đối xử nặng nề.
Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam 20 năm qua đã mang lại những thay đổi về chất liên quan đến phân bổ và sử dụng lực lượng lao động. Thị trường lao động đã được công nhận về mặt pháp luật và bước đầu có những hoạt động cụ thể. Trên thực tế, sức lao động đã dần được coi là một loại hàng hóa, thể hiện qua việc công nhận quyền tự do tìm việc làm của người lao động và quyền thuê mướn người lao động làm việc cho mình của các chủ sử dụng lao động.
Tuy nhiên, đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế nước ta hiện nay là quá trình biến đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đang thoát dần khỏi những ràng buộc về nhận thức và thực tiễn cũ. Trong những khó khăn lớn về nhận thức mà chúng ta đang gặp phải có vấn đề bản chất của lao động và thị trường lao động. Từng quen với quan niệm coi lao động là một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, một giá trị tự thân, thoát ra ngoài sự trao đổi, nhiều người không khỏi bỡ ngỡ khi thay đổi quan niệm về lao động, bởi vì từ nay lao động cũng không thể nằm bên ngoài các quan hệ thị trường. Dù có mang những phẩm chất đặc biệt thế nào đi nữa, sức lao động vẫn là một thứ hàng hóa để mua bán theo giá trị của nó trên thị trường, xét trong mối tương quan với các hàng hóa khác và ngay cả với chính nó. Vì vậy, việc tiếp tục nhận thức, vận dụng hợp lý lý luận hàng hóa sức lao động, về thị trường lao động là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
Kết cấu bài làm bao gồm:
Chương 1: Lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chương 2: thực trạng vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động ở nước ta
Chương 3: quan điểm và giải pháp vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c.mác vào phát triển thị trường lao động Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 843
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 992
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 11094
⬇ Lượt tải: 20