Mã tài liệu: 237562
Số trang: 32
Định dạng: zip
Dung lượng file: 260 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
[FONT="]Sau hơn 4 năm đàm phán, Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ đã được ký kết ngày 12/7/2000 và có hiệu lực ngày 10/12/2001. Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn đan xen thì kết quả của việc thực hiện hiệp định giữa hai nước được xem là đáng khích lệ. Tổng kim ngạch buôn bán năm 2002 đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 95% so với năm 2001 khi mới bắt đầu thực thi hiệp định; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 183% so với năm 2001 và kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 400 triệu USD, tăng 26%. Các con số này vẫn tiếp tục tăng lên một cách đáng kể, mặc dù có một số tranh chấp về cá tra, ba sa, hạn ngạch hàng dệt nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2003 đã đạt 2,030.895 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 345,576 triệu USD và ước tính tổng kim ngạch vuôn bán hai chiều sẽ đạt gần 4 tỷ USD. Từ năm 2002, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
[FONT="]Về đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, tuy có tăng nhưng với mức độ chưa đáng kể. Hiện nay, Mỹ mới chỉ đứng hàng thứ 11 trong số các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 167 dự án, trị giá 1,155.6 tỷ USD. Tuy nhiên, khối lượng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam trên thực tế còn lớn hơn nhiều (khoảng gấp đôi số trên) do Mỹ còn đầu tư thông qua nhiều dự án của các chi nhánh của mình ở nước thứ ba.
[FONT="]* Tháng 12/1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập WTO và từ đó đến nay đã tiến hành các công việc minh bạch hoá chính sách, chuẩn bị và tiến hành các vòng đàm phán song phương mở cửa thị trường. Để gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành đồng thời vừa đàm phán với WTO, vừa đàm phán tay đôi song song với một số nước có chọn lọc. Hiện nay, Việt Nam đã vượt qua 8 vòng đàm phán, hoàn thành việc trả lời 2.000 câu hỏi từ Ban thư ký của WTO và các nước thành viên; và đang xúc tiến chuẩn bị thực hiện phiên đàm phán thứ 7 với quyết tâm phấn đấu gia nhập WTO vào năm 2005, tất nhiên là với những điều kiện chấp nhận được đối với nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm gia nhập còn phụ thuộc vào yêu cầu, đàm phán thực chất của các nước, tiến triển của vòng đàm phán Doha.
[FONT="]Tóm lại[FONT="], tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thực hiện trong một thời gian chưa dài, kinh nghiệm còn hạn chế nhưng đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ đó là: Đẩy lùi được chính sách bao vây cô lập, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước trên chính trường và thương trường quốc tế; Khắc phục được tình hình khủng hoảng thị trường do Liên xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã gây nên, mở rộng và đa dạng hoá được thị trường xuất nhập khẩu; Thu hút được một nguồn vốn lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), giảm đáng kể nợ nước ngoài; Từng bước tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh; Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, nhờ đó đã tạo được tư tuy kinh doanh mới, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Kết hợp nội lực và ngoại lực hình thành sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đến những thành kinh tế to lớn và nhờ vậy giúp chúng ta tiếp tục giữ vững, củng cố độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc.
[FONT="]Tuy nhiên bên cạnh những kết quả khả quan trên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng đã bộc lộ những điểm yếu kém cần khắc phục, đó là công tác chuẩn bị khi công cuộc hội nhập quốc tế chuyển sang giai đoạn mới trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp; Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết quốc tế; Luật pháp, chính sách quản lý kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập; Các doanh nghiệp của Việt nam còn yếu cả về sản xuất, trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh; Nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập còn thiếu, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản. Công tác tổ chức chỉ đạo chưa thích hợp. Ngoài những yếu kém cần khắc phục trên, Việt Nam còn cần phải khẩn trương xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược dài hạn để đối phó với những thách thức mới do biến động phức tạp của tình hình quốc tế mang lại
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1633
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 17