Mã tài liệu: 263977
Số trang: 18
Định dạng: zip
Dung lượng file: 66 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
A.LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp.Một trong những điều vô cùng quan trọng cần quan tâm đến đó là nền kinh tế nước nhà bởi kinh tế là nền tảng, là cơ sở của xã hội. Đất nước ta trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội phải xây dựng một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp thích nghi được vơí thị trường ngày nay . Lịch sử phát triển kinh tế loài người từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều hình thái kinh tế xã hội, nổi bật và rõ nét đó là hình thái công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trong tất cả các hình thái kinh tế đó chưa có một hình thái kinh tế nào có một cơ chế quản lý, điều hành kinh tế một cách phù hợp và hợp lý nhất từ việc phát triển kinh tế chỉ dựa vào kinh tế thị trường để giải quyết vấn đề cơ bản của nền kinh tế cho đến việc chỉ dựa vào tổ chức quản lý điều hành của Nhà nước để phát triển kinh tế. Để làm rõ hơn các vấn đề này trong giai đoạn Việt Nam hiện nay, em lựa chọn đề tài: “Vai trò của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam”. Đó là sự kết hợp hài hoà tương hỗ lẫn nhau giữa sự quản lý của Nhà nước và cơ chế thị trường để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ở mức cao nhất, đồng thời hạn chế và khắc phục được những hậu quả xã hội một cách có hiệu quả nhất .
Như chúng ta đã biết, trong thời đại ngày nay không có nền kinh tế thị trường thuần tuý ở bất cứ nước nào trên thế giới, không có một nền kinh tế nào chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Bởi vì bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế thị trường như: năng suất lao động tăng nhanh công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến, hàng hoá sản xuất ra nhiều, thu nhập quốc dân tăng... thì cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết như: lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng, tệ nạn xã hội... Do vậy Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để đảm bảo kinh tế nước nhà có thể phát triển một cách công bằng và ổn định.
Trong báo cáo của ban chấp hành Trung ương khoá VI do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trình bày tại Đại hội VII có viết: “ Để phát huy to lớn tiềm năng kinh tế nhiều thành phần phải xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.Vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong việc tạo lập các cân đối vĩ mô, điều tiết thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường bình thường cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ”.
Sau một thời gian học tập, tìm tòi và nghiên cứu môn kinh tế chính trị, em đã thu lượm được những kiến thức nhất định,tuy chưa sâu sắc nhưng cũng phần nào cho thấy được vai trò to lớn của nhà nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Trong bài viết này,bao gồm những vấn đề sau:
Tính tất yếu khách quan về vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước .
Mục tiêu và các chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước .
Các công cụ và biện pháp đổi mới tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước ta hiện nay.
Quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Nhưng do tính phức tạp của vấn đề và kiến thức của em còn hạn hẹp nên trong cả phương pháp trình bày lẫn nội dung bài viết còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý của cô để bài viết của em thêm hoàn chỉnh. Em vô cùng cảm ơn cô.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 127
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 154
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16