Mã tài liệu: 128680
Số trang: 114
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Từ khi lịch sử phát triển của xã hội loài người có sự phân chia gia cấp, vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và cho đến nay vẫn đang tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của từng Quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại của nhân loại. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN) luôn được đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân, mọi gia đình Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện "Làm cho người nghèo đủ ăn. Người đủ ăn thì khá. Người khá, giàu thì giàu thêm" [13, tr 303].
Vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (1996-2000). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định:"Thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ quân sự cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Đại hội IX (năm 2001) tiếp tục khẳng định hướng đi đó và nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo" [14]. Công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của đa số dân cư được cải thiện, công tác XĐGN đã thu được thành tựu đáng kể. Song, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên. Một bộ phận khá lớn dân cư còn sống nghèo đói, trong đó có nhiều gia đình có công với Cách mạng vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang lại. Cuối năm 2005, cả nước vẫn còn khoảng 22% số hộ nghèo đói. Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN đã triển khai mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ thoát nghèo vẫn chưa vững chắc, rất dễ tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi ro bất thường trong đời sống và sản xuất kinh doanh,.
Kết cấu của đề tài:
chương 1:một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói
chương 2:thực trạng xoá đói giảm nghèo trên địa bàn quảng trị
chương 3:mục tiêu và những giải pháp xóa đói giảm nghèo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1027
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 939
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16