Mã tài liệu: 115568
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file: 377 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Việt Nam đang ở vào một thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đại hội Đảng lần thứ 9 của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đường lối kinh tế của Đảng ta là “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” và chỉ rõ “phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm”. Bởi vì chỉ có bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta mới có thể thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VIII xác định rõ: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học công nghệ”, “khoa học công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đến Đại hội IX của Đảng điều này lại được khẳng định lại một lần nữa, “phát huy nguồn trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi sự phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cơ sở vật chất quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức là mạng thông tin, thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế có tính chất toàn cầu.
Nghiên cứu nền kinh tế tri thức giúp chúng ta nắm vững được nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của nền kinh tế tri thức; nắm được những thay đổi về mặt xã hội của nền kinh tế tri thức; nhằm tăng cường hiểu biết những kiến thức mới, có ý thức tự vươn lên để đáp ứng những qui luật phát triển chung của nhân loại. Đặc biệt khi nghiên cứu nền kinh tế tri thức giúp chúng ta nắm được sự tác động của nền kinh tế tri thức đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Vì vậy, em chọn đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay để nghiên cứu.
Kết cấu đề tài:
Chương I. Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế trí thức
Chương II. Thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa qua.
Chương III. Phương hướng, quan điểm và giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức giai đoạn hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 893
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 183
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 17706
⬇ Lượt tải: 24