Mã tài liệu: 128158
Số trang: 134
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một tài nguyên, một nguồn lực. Bởi vậy, việc phát triển con người phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố chắc chắn nhất cho sự phồn vinh thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nước đã tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, hay nói cách khác là thông qua việc phát triển của khoa học - công nghệ gắn liền với việc phát triển nguồn nhân lực. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật - nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn lao động với chất lượng cao. Vận mệnh của đất nước, tương lai phát triển, khả năng đi lên của Việt Nam đều phụ thuộc vào chính bản thân con người Việt Nam. Vì vậy, để phát triển đất nước, chúng ta không thể không quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề mà mỗi quốc gia đều phải quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng, phát triển và tìm cách phát huy có hiệu quả trên con đường phát triển văn minh tiến bộ của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao" nhằm bảo đảm nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [41, tr. 65].
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16