Mã tài liệu: 279145
Số trang: 29
Định dạng: zip
Dung lượng file: 163 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
PHẦN A: MỞ ĐẦU
Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp. Đạo phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên chúa. Tuỳ từng giai đoạn lịch sử dân tộc ta đều có một học thuyết tư tưởng hoặc một tôn giáo nắm vai trò chủ đạo, có tác động mạnh nhất đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người, như Phật giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX cho đến nay. Tuy nhiên, những học thuyết này không được ở vị trí độc tôn mà song song tồn tại với nó vẫn có các học thuyết, tôn giáo khác tác động vào các khu vực khác nhau của đời sống xã hội, đồng thời cũng tác động trở lại các học thuyết chủ đạo. Ngày nay dù đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý thức, tình hình vẫn như vậy.
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân..
Lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo hiện nay tương đối được mở rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý, kinh điển, lịch sử ... của Phật giáo ra còn đề cập đến các lĩnh vực Triết học, Sử học, Tâm lý học, Khảo cổ học, Xã hội học, Dân tộc học, Văn học, Nghệ thuật ... Phật học đã trở thành một trong những khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội, trước mắt có quan hệ mật thiết với xã hội học.
Hơn nữa quá trình, Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng.
Tóm lại, nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến nền văn hóa - xã hội và con người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai.
MỤC LỤC
PHẦN A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN B: NỘI DUNG
I. Khái quát về Phật Giáo
1.1/ Nguồn gốc ra đời
1.2/ Nội dung chủ yếu của tư tưởng Triết lý Phật giáo
1.3/ Tình hình phát triển của Phật giáo
II. Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa - xã hội và con người Việt Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng
2.1/ Phật giáo với nền văn hóa - xã hội và con người Việt Nam xưa kia
2.2/ Phật giáo với văn hóa - xã hội và con người Việt Nam ngày nay
2.3/ Phật giáo đối với truyền thống văn hóa dân tộc
2.4/ Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1420
⬇ Lượt tải: 37
📎 Số trang: 192
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 2607
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 17