Mã tài liệu: 71238
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file: 85 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng được những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời đại.
Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình lao động và các thế hệ nối tiếp sẽ phục vụ cho xã hội.
Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế-xã hội là khả năng lao động cả xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguần lao động.
Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động).
Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế-xã hội, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu nhất định. Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc... tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động. Ngoài ra, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấu của lao động-bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 850
⬇ Lượt tải: 18