Mã tài liệu: 125047
Số trang: 25
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Trong vòng 10 năm (1988-1998) thực hiện đường lối của Đảng, kiên trì phương châm chiến lược: coi trọng hợp tác quốc tế theo xu thế hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, tranh thủ mọi khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực từ bên ngoài, bao gồm cả vốn, công nghệ, thị trường và trình độ quản lý. Việt nam đã thu hút được hơn 2400 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn gần 36 tỷ USD, trong đó có khoảng 13 tỷ USD đâx được thực hiện (chiếm gần 90% tổng vốn đăng kỳ)
Cùng với các nguồn tài trợ khác, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thực (ODA) và đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) thật sự đang là một nguồn lực tài chính quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước, góp phần cho mức tăng trưởng GDP trong những năm qua đạt trên 8% giải quyết việc làm cho hơn 27 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp.
Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn khẳng định nguồn lực trong nước mới là nhân tố quyết định cho quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững. Nguồn lực nội sinh là một khái niệm rất rộng, là tổng hợp toàn bộ các nguồn lực trong nước, không chỉ có ở vốn tài sản cơ sở vật chất - kỹ thuật đã tích luỹ được mà còn là tài nguyên chưa đưa vào sử dụng, lợi thế về địa lý kinh tế, chính trị, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thầy gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc.
Thời gian qua, bằng một loạt các giải pháp đồng bộ đổi mới, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách, cơ chế môi trường sản xuất kinh doanh, nguồn lực của đất nước đã có sự khởi động và bước đầu phát huy tác dụng. Thế nhưng hiệu quả đạt được còn chưa lớn, nhiều tiềm năng còn bị lãng phí. Việc huy động nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư tăng trưởng còn chưa như mong muốn. Ước tính còn có 5-6 tỷ USD vốn nhàn rỗi trong dân cư nhưng việc huy động vẫn gặp khó khăn, vì nhân dân còn e ngại, các cơ chế, chính sách còn có trói buộc và nhất là chưa xây dựng được mô hình huy động vốn hợp lý.
Một trong các nguồn lực nội sinh nữa còn để lãng phí là nguồn lực lao động, nguồn lực trí tuệ, đặc biệt là của đội ngũ trí thức, dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" mà chưa có một giải pháp nào khắc phục hữu hiệu. Những hạn chế này trong việc phát huy nguồn lực nội sinh sẽ là nguyên nhân làm suy giảm dòng chaỷ đầu tư từ nước ngoài vào nước ta, gây khó khăn cho nền kinh tế .
Trước những thách thức về khủng hoảng kinh tế khu vực và trên thế giới, việc giải quyết những nhược điểm trên đây trong chính sách vĩ mô về phát huy nội lực nền kinh tế sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới
Từ thực tế nền kinh tế của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam A như Thái Lan, Indonêxia, Malaisia, Philipin... nhiều nhà kinh tế phải thừa nhận rằng: Thị trường chứng khoán là một trong những tác nhân làm cho tình trạng khủng hoảng kinh tế thêm trầm trọng. Tuy nhiên, cũng chính thực tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cho thấy, họ đã đạt được những bước tiến đáng kể sau khi xây dựng thành công thị trường chứng khoán. Trong sự chuyển động của nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng đổi mới, thông qua các hoạt động đa dạng của nó, thị trường chứng khoán Việt nam sẽ không chỉ phát huy được nội lực của nền kinh tế mà còn thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .
Kinh nghiệm phát triển kinh tế quốc tế cho thấy, sự phát triển của TTCK phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường cổ phiếu. Đối với các nước đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường như Hunggary, Ba Lan, Trung Quốc thì sự phát triển đó liên quan rất mật thiết đến việc cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa càng thành công thì càng tạo được nhiều hàng hóa cho TTCK và từ đó tạo điều kiện cho TTCK phát triển.. Đây là một yếu tố quan trọng, là điều kiện không thể thiếu trong khi hình thành TTCK, vì quá trình đó cho ra đời hàng loạt các doanh nghiệp, công ty có đủ điều kiện phát hành trái phiếu, cổ phiếu - là những chứng khoán của TTCK.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 43
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1023
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 6991
⬇ Lượt tải: 41
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 5920
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16