Mã tài liệu: 288044
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 122 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN TIỀN LƯƠNG
1. Các khái niệm cơ bản về lao động tiền lương
1.1. Khái niệm về lao động và năng suất lao động
a/. Khái niệm lao động
- Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên phù hợp với yêu cầu của mình.Lao động chính là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sẩn xuất để tao ra những sản phẩm mới cho xã hội . lao động là việc tiêu dùng, việc sử dụng sức lao động .
- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người trong quá trình sản xuất. Sức lao động chỉ là yếu tố tiềm năng chứ chưa phải là yếu tố hiện thực. Sức lao động trong sản xuất kinh doanh được coi là :
+ Một yếu tố chi phí vào giá thành sản phẩm .
+ Một yếu tố đem lại hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào trình độ quản lý tổ chức.
- Đối tượng lao động: là những vật trong tự nhiên mà sức lao động (của con người ) tác động vào nó, cải tiến nó thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
- Lao động theo Luật lao động Việt Nam (5/751994): lao động là loại hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần xã hội. Lao động có năng suất lao động, có chất lượng và hiệu quả sản xuất cao là nhân tố phát triển của đất nước.
b/.Năng suất lao động
- Là một phạm trù phản ánh kết quả và hiệu quả sử dụng lao động sống.Dưới dạng chung nhất, năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh năng lực của một lao động cụ thể (một tập thể lao động, một nhóm người lao động hoặc một người lao động ) có thể sản xuất ra 1 số lượng sản phẩm nhất định trong 1 đơn vị thời gian (giờ, năm , tháng , ngày . . .).
Năng suất lao động được xác định tổng quát như sau:
Chúng ta cần phải phân biệt năng suất lao động xã hội và năng suất lao động cụ thể :
+ Năng suất lao động xã hội : phản ánh trình độ lao động trung bình của toàn xã hội, trong đó xét đến lao động sống và lao động vật hoá.
+ Năng suất lao động cụ thể : chỉ tính đến hao phí và hiệu quả sử dụng lao động sống, ít tính đến lao động vật hoá.
c/.Tổ chức lao động
- Tổ chức lao động: là một quá trình sáng tạo không ngừng, nó phải luôn thích ứng với sự thay đổi của trình độ phát triển kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Điều đó có ý nghĩa là ta không nên xem xét tổ chức lao động ở trạng thái tĩnh mà phải xem xét lao động ở trạng thái động.
- Tổ chức lao động khoa học: là việc tổ chức lao động dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất áp dụng chung và có hệ thống vào quá trình sản xuất, đảm bảo và nâng cao khả năng làm việc của con người, làm cho người lao động hứng thú làm việc.
d/.Định mức lao động
- Khái niệm:
Định mức lao động là sự quy định số lượng lao động hao phí để hoàn thành một công việc nhất định trong sản xuất theo tiêu chuẩn quy định và trong điều kiện cụ thể. Số lượng lao động hao phí đó gọi là mức lao động .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 5920
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1621
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem