Mã tài liệu: 99366
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file: 113 Kb
Chuyên mục: Kinh tế chính trị
Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá, phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản đã đạt đến trình độ cao, cũng như các nước đã trở thành nước công nghiệp mới, trong những thập niên gần đây vẫn rất coi trọng nông nghiệp, nông thôn, thành công mà họ đã đạ được là hiện đại hoá ngành nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn, thay đổi cơ cấu dân số nông thôn - thành thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn, làm cho thu nhập kinh tế khu vực nông thôn không chênh lệch quá xa so với khu vực đô thị. Và do đó nông nghiệp và kinh tế nông thôn có điều kiện tích tụ vốn cho quá trình công nghiệp hoá.
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, nó luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nông nghiệp ngày nay khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu nền kinh tế. Nó góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
ở nước ta, một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, 80% dân số sống ở nông thôn, kinh tế còn thuần nông, cơ cấu nông nghiệp độc canh, GDP từ nông nghiệp còn rất lớn, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động còn thấp thì vấn đền nông thôn lại càng trở nên quan trọng. Mục tiêu của công nghiệp hoá mà Đảng ta đã đề ra lànhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện khẩu hiệu "dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh". Để đạt mục tiêu đó trước hết không thể không thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp hoá hiện đại, nông thôn văn minh. Đó là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn phức tạp.
Khi nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn trên góc độ kinh tế chính trị thì nócàng khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp và nông thôn. Nó chính là cơ sở của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá bởi nông nghiệp, nông thôn là nơi cung cấp nguồn lực lao động cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, cho các ngành công nghiệp.
Nông nghiệp, nông thôn còn là nơi cung cấp một số nguyên liệu cho công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, là nơi góp phần gia tăng nguồn hàng xuất khẩu. Không những thế nông nghiệp, nông thôn còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn của công nghiệp.
Để nghiên cứu thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu, kể cả những số liệu tự điều tra và tính toán theo phương pháp mới. Đặc biệt coi trọng phương pháp phân tích thống kê chúng ta có thể đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, thực chất của những thành tựu đã đạt được, từ đó nêu ra một số giải pháp giải pháp với mong muốn được góp một tiếng nói vào những cố gắng nỗ lực chung của đất nước, đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giàu có văn minh.
Nội dung;
Chương I: Cơ sở lý luận của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay.
I. Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện CNH - HĐH nền kinh tế quốc dân nói chung và nông nghiệp nói riêng.
1. Một số khái niệm:
2. Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân nói chung.
3. Đối với nông nghiệp, nông thôn nói riêng:
II. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
1. Phát triển các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn.
2. Mở mang các dịch vụ kinh tế kỹ thuật ở nông thôn.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
4. Bước đầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
Chương II:Thực trạng và giải pháp để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt
I. Những thành tựu đất nước ta đã đạt được.
1. Về khôi phục và phát triển các làng nghề cổ truyền, các làng nghề truyền thống.
2. Về phát triển các dịch vụ kinh tế kỹ thuật ở nông thôn.
3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
4. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.
II. Hạn chế của công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn nước ta giai đoạn hiện nay.
1. Về khôi phục và phát triển các ngành nghề cổ truyền, các làng nghề truyền thống.
2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
3. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.
III. Giải pháp.
1. Công tác quy hoạch.
2. Khoa học, công nghệ.
3. Các chính sách.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 119
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16