Mã tài liệu: 234347
Số trang: 61
Định dạng: doc
Dung lượng file: 285 Kb
Chuyên mục: Hành chính học
Một trong những đặc trưng quan trọng của nhà nước đó là sự phân chia quốc gia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Sự phân chia lãnh thổ quốc gia ở các quốc gia đều dựa trên những tiêu chí, những đặc trưng nhất định về tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố dân cư, lịch sử, văn hóa. Tổ chức hợp lý, ổn định các đơn vị hành chính lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả quản lý, phát huy được những tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng miền.
Ở nước ta, từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời tới nay, các đơn vị hành chính đã có hai lần thay đổi lớn. Đó là lần hợp nhất các tỉnh, huyện giai đoạn 1976 - 1986 và giai đoạn chia, tách, thành lập mới các tỉnh huyện từ cuối những năm 80, đầu thập kỷ 90 và kéo dài cho đến hiện nay. Đối với đơn vị hành chính nói chung và đơn vị hành chính cấp huyện nói riêng, sự biến động thường xuyên của các đơn vị hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý, tổ chức đời sống kinh tế - xã hội. Quá trình chia, tách, thành lập mới đơn vị hành chính cấp huyện bên cạnh một số kết quả trước mắt như việc quản lý của chính quyền gần dân hơn, sau khi chia tách được sự đầu tư từ ngân sách nhà nước có những thay đổi nhất định về kinh tế - xã hội thì cũng tiềm ẩn không ít hạn chế. Sự chia nhỏ các đơn vị hành chính dẫn đến làm phân tán các nguồn lực, tiềm năng của các địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội, nhiều địa phương sau khi chia tách thiếu hụt cán bộ. Việc chia tách cũng làm cho bộ máy nhà nước thêm cồng kềnh, làm lãng phí nguồn ngân sách cho đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Nhận thức được những hạn chế này, Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định cần: "Quy định các tiêu chí cụ thể đối với từng loại đơn vị hành chính ở nước ta để đi đến ổn định, chấm dứt tình trạng chia tách nhiều như thời gian qua". Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã”. Thực tiễn việc tổ chức các đơn vị hành chính hiện nay rõ ràng đang đòi hỏi cần có những nghiên cứu toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập các đơn vị hành chính, xây dựng hệ thống các tiêu chí và các nhân tố chi phối quá trình xác lập các đơn vị hành chính. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài nhánh “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các tiêu chí, giải pháp cụ thể xác lập các đơn vị hành chính huyện” trong Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập đơn vị hành chính các cấp đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển đất nước” có ý nghĩa vô cùng cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 4131
⬇ Lượt tải: 36
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 909
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 2305
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1074
⬇ Lượt tải: 16