Mã tài liệu: 130297
Số trang: 109
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Chính trị học
Hội đoàn Công giáo là một trong những hình thức tổ chức tập hợp quần chúng rộng rãi, đa dạng với các tên gọi khác nhau thu hút tín đồ ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ tham gia. Giáo dân ai cũng có thể gia nhập vào một hay nhiều hội đoàn thích hợp với mình tùy theo tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp... Việc gia nhập các hội đoàn Công giáo vừa đáp ứng được nhu cầu sống đạo của mỗi tín đồ, vừa thể hiện được sự liên kết, gắn bó cao trong sinh hoạt tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán và nó cũng đáp ứng được với đặc điểm của lễ nghi Công giáo là phải được biểu hiện ra ngoài bằng các hình thức phụng tự khác nhau.
Các hội đoàn Công giáo ra đời trên cơ sở những nhu cầu ấy. Nhưng hội đoàn là một vấn đề phức tạp trong công tác quản lý của Nhà nước ta đối với đạo Công giáo; vì ngoài những hội đoàn phục vụ lễ nghi Công giáo, Giáo hội Công giáo còn thành lập nhiều loại hội đoàn với các mục đích khác nhau.
Trong lịch sử, ngay từ những ngày đầu truyền giáo của các Thừa sai ở Việt Nam, các hình thức hội đoàn Công giáo sơ khởi đã được thành lập. Sau Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo đã nâng cao vị trí, vai trò của người giáo dân trong Giáo hội, thúc đẩy họ trong các hoạt động truyền giáo, đặc biệt là truyền giáo tập thể. Việc liên kết giáo dân thành các hội đoàn để hoạt động tông đồ vừa để củng cố đức tin trong cộng đồng người có đạo, vừa để rao giảng Phúc Âm của Chúa Kitô ra dân ngoại, giúp cho thế lực của giáo hội bành trướng, để mở rộng nước Chúa ra toàn thế giới. Với ý nghĩa đó, hàng giáo sĩ Giáo hội Công giáo ở Việt Nam dù khuynh hướng và ý đồ có khác nhau nhưng đều có mục đích là phải phát triển các hội đoàn để củng cố Đức tin, củng cố giáo quyền và phát triển đạo.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hội đoàn Công giáo đã bị kẻ thù lợi dụng nghiêm trọng, nó được coi như một công cụ để chống phá Cách mạng. Hiện nay một số hội đoàn Nhà nước ta không cho phép thành lập vì các hội đoàn này không phải để phục vụ lễ nghi Công giáo, hoặc hoạt động thuần túy tôn giáo, mà liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội, đặc biệt là việc khôi phục lại những hội đoàn chính trị phản động trước kia. Việc Giáo hội Công giáo quyết định thành lập các hội đoàn nói trên là trái với "Luật quy định quyền lập Hội" - ban hành theo Luật số 102/SL/L-004 ngày 20/5/1957 của Chính phủ; trái với điều 8 Nghị định của Chính phủ "Về các hoạt động tôn giáo" số 26/1991/NĐ/CP đã ban hành. Tuy không có tư cách pháp nhân nhưng các hội đoàn Công giáo liên quan đến chính trị xã hội vẫn hoạt động một cách công khai. Đoàn ngũ hóa giáo dân là mục tiêu của Giáo hội Công giáo và việc thành lập các hội đoàn Công giáo đã đáp ứng được mục tiêu đó. Thực chất đây là vấn đề tranh chấp quần chúng với các đoàn thể xã hội của Giáo hội Công giáo nhằm gắn chặt giáo dân với giáo quyền bằng luật buộc. Và như vậy, hội đoàn Công giáo dần đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành nên cơ cấu hoàn chỉnh của giáo hội cơ sở.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1556
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 16