Mã tài liệu: 300912
Số trang: 63
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 3,778 Kb
Chuyên mục: Báo chí
PHẦN I. BÁO CÁO CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Quá trình thực tập
1.1. Những quy định chung và nội dung thực tập.
1.1.1. Những quy định chung.
- Thực hiện Quyết định số 1918/ QĐ-HVHCQG ngày 30 tháng 12 năm
2005 của Giám đốc Học viện Hành chính về việc ban hành quy chế tổ chức thực tập cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy.
- Theo kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học viện Hành chính.
1.1.2. Nội dung thực tập.
- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan thực tập.
- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan QLHCNN nơi thực tập.
- Nắm được TTHC của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập.
- Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong CQHCNN, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan thực tập giao cho.
1.2. Mục đích thực tập.
Thực tập là khoảng thời gian mà sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với những công việc thực tế trong QLNN. Do đó, trong suốt quá trình thực tập tôi cố gắng lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm thực tế của các cán bộ công chức trong QLNN. Nắm bắt các tác phong trong công sở, các tình huống xử lý công việc. Ngoài ra, tôi cố gắng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để xác định được những điều mình còn thiếu sót về kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức thực tế. Đảm bảo sau này, khi tốt nghiệp ra trường thì có khả năng nắm bắt và thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc thật sự khi đi làm không chỉ các cơ quan nhà nước mà còn ở các tổ chức tư nhân.
1.3. Quá trình thực tập.
1.3.1. Địa điểm thực tập.
Phòng quản lý TM Sở Công Thương Tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Thời gian thực tập.
Thực tập 02 tháng : Từ 15/3/2010 đến 15/5/2010.
1.3.3. Nhật ký thực tập (Phụ lục Sổ nhật ký thực tập)
Thời gian Nội dung công việc được giao
Tuần 1
- Học tập quy chế và nội quy cơ quan. Rèn luyện tác phong công sở.
Tuần 2
- Tham gia cùng đoàn thanh niên Sở làm công tác chuẩn bị cho
Đại hội Đoàn Sở.
- Đọc các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của tỉnh qua các năm.
Tuần 3
- Tiếp tục tham gia vào công tác chuẩn bị cho Đại hội Đoàn.
- Nghiên cứu các báo cáo để hoàn thành đề cương báo cáo thực tập.
- Tham gia cung đoàn vận động viên Sở tham dự hội thao Chào mừng Đại hội đại biểu các cấp, Hội nghị Điển hình tiên tiến Cụm
7.
Tuần 4 - Tiếp tục nghiên cứu các báo cáo để nộp đề cương báo cáo
thực tập vào đầu tuần sau.
- Tham gia đi thực tế các chợ trên địa bàn TP.Biên Hòa với CB
chuyên trách của Phòng.
Tuần 5
- Tiếp tục nghiên cứu các báo cáo để thu thập thông tin.
- Tham gia đi thực tế trên địa bàn TP.Biên Hòa với CB chuyên trách của Phòng.
Tuần 6
- Cùng cán bộ trong CQ tham gia đi thực tế việc thực hiện chương trình XTTM nông thôn ở địa bàn Huyện Trảng bom.
- Tham quan mô hình hoạt động của một số HTX ở TP.Biên
Hòa.
Tuần 7
- Cùng cán bộ trong CQ tham gia đi thực tế việc thực hiện chương trình XTTM nông thôn ở địa bàn Huyện Trảng bom.
Tham quan mô hình hoạt động của một số HTX ở TP.Biên Hòa.
Tuần 8
- Hoàn thành báo cáo thực tập và các giấy tờ có liên quan để kết thúc đợt thực tập.
1.4. Kết quả đạt được.
Qua thời gian 02 tháng thực tập tại Sở Công Thương đã giúp tôi có được một hệ thống kiến thức chuyên sâu hơn về hoạt động QLNN đối với hoạt động thương mại. Nắm bắt và hiểu rỏ hơn các quy tắc, cách thức trong các hoạt động quản lý. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực tập, giúp tôi biết được thêm những kiến thức mình còn thiếu sót, các kiến thức và cách thức mà mình áp dụng các kiến thức từ lý luận đến thực tiễn. Đã ứng dụng được một số kiến thức trong các môn như: QLNN về kinh tế, Tài chính công, Tâm lý học quản lý,…
1.5. Những bài học kinh nghiệm.
Thông qua quá trình thực tập đã giúp tôi có được một số kinh nghiệm sau :
+ Trong cách thức giải quyết công việc nên có tinh thần cầu tiến. Phải luôn khiêm tốn, có tinh thần học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức trong công việc và trong cuộc sống. Phải luôn hòa đồng, chan hòa và giúp đỡ mọi người xung quanh.
+ Cần linh hoạt trong việc áp dụng các kiến thức, không áp dụng một cách máy móc những kiến thức được học trong trường vào thực tế vì nó còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương, mỗi cơ quan, mỗi ngành.
+ Cần thiết phải tìm hiểu, cập nhật các VB pháp luật mới của nhà nước vì QLNN chủ yếu thực hiện qua các VB quy phạm pháp luật của Nhà nước.
1.6. Một số kiến nghị cụ thể.
Qua thời gian thực tập thực tế lại Sở Công Thương Đồng Nai, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như biết được những thiếu sót trong quá trình học tập ở trường. Do đó, tôi có một số kiến nghị với nhà trường để giúp cho các sinh viên sau này có thể tránh được những khó khăn trong quá trình thực
tập:
+ Với nội dung đào tạo cần thiết phải chia ra thành các ngành, để giúp sinh viên có kiến thức QLNN và kiến thức chuyên môn cần thiết cho quá trình thực hiện công tác quản lý tốt hơn.
+ Trong quá trình giảng dạy, nhà trường cần khuyến khích và có các tiếthọc ngoại khóa để sinh viên nắm được những hoạt động thực tế của công tácQLNN. Từ đó biết được cách áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế QLNN.
+ Tạo tác phong công sở cho các sinh viên ngày từ khi còn ở giảng đường đại học.
+ Nhà trường cần đưa bộ môn Phân tích chính sách vào giảng dạy cho sinh viên.
LỜI KẾT
Trong những năm qua, cùng với hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường đầu tư, thương mại trong nước phát triển đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng GDP. Nhiều năm liền, thương mại nội địa có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội và qui mô của thị trường nội địa tăng liên tục.
Là một trong những tỉnh trọng điểm về phát triển công nghiệp của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước, nền kinh tế Đồng Nai đã thu hút ngày càng nhiều lao động cùng với sự tăng lên của nhu cầu về thương mại và dịch vụ. Cơ cấu ngành dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên cũng giống như tình trạng chung của các Doanh nghiệp Việt Nam, phân phối hàng hóa trong Tỉnh còn nhiều điểm yếu kém hơn các Doanh nghiệp nước ngoài nên việc phân phối hàng hoá nội địa, phát triển thị trường thương mại nội địa còn gặp nhiều bất cập. Sự yếu kém trong tổ chức, quản lý, phương thức hoạt động, tính liên kết, khả năng cạnh tranh, không chuyên nghiệp… tất cả những điều trên đã khiến các doanh nghiệp và thị trường thương mại nội địa của Đồng Nai luôn cần có sự quản lý hiệu quả và hỗ trợ từ bộ máy nhà nước hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm, để duy trì tăng trưởng, cần có các giải pháp, chính sách tăng cường đầu tư, mở rộng qui mô, dung lượng thị trường nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước, bù đắp sự sụt giảm của xuất khẩu. Mà các chính sách trên đều liên quan trước hết đến các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại nội địa từ giải pháp cho bộ máy, con người và pháp luật… Do vậy, Bộ Thương mại đã xác định tổ chức lại thương mại nội địa, theo 2 hướng: xây dựng các nhà phân phối gắn với địa bàn cụ thể và xây dựng các nhà phân phối có tính hệ thống, dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông và giữa lưu thông với sản xuất tiêu dùng. Trong đó có hệ thống phân phối chuyên
ngành như xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón... và hệ thống phân phối đangành như các trung tâm bán buôn hoặc chuỗi cửa hàng bán lẻ,...
Thứ hai, hoàn chỉnh môi trường pháp lý để quản lý và điều tiết vĩ mô về thương mại nội địa, bảo đảm thị trường phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các nhà phân phối trọng điểm.
Cùng với sự hỗ trợ, khuyến khích giúp đỡ từ phía nhà nước, đòi hỏi các nhà phân phối nội địa trong tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung cần cố gắng, quyết liệt hơn nữa trong việc chiếm lĩnh thị trường. Cần nhận thấy rằng, để phát triển Thương mại trong nước và thúc đẩy nền kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng thương mại dịch vụ là sự nỗ lực chung từ phía chính sách của Đảng, Nhà nước, hiệu quả quản lý của bộ máy, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp và sự khuyến khích hàng trong nước từ phía người dân. Kết hợp được các lực lượng này, bộ máy quản lý nhà nước về thương mại nội địa mới thực làm tốt được vai trò của mình và tạo môi trường cho thương mại nội địa. Từ đó đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT - XH, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hòa - hiện đại hóa, hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh màĐảng và Nhà nước ta đã xác định.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 700
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 824
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16