Mã tài liệu: 300585
Số trang: 72
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,781 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-VLNT017
SỐ TRANG: 72
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Các kỹ thuật ghi đo bức xạ đã được phát triển không ngừng kể từ khi hiện tượng phóng xạ
được phát hiện bởi Becquerel vào năm 1896. Sự ra đời của detector bán dẫn như detector
germanium siêu tinh khiết (HPGe) và detector silicon (Si) trong những năm 1960 đã cách mạng hóa
lĩnh vực đo phổ gamma. Kỹ thuật đo phổ gamma đã trở thành công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh
vực của khoa học hạt nhân ứng dụng như đo hoạt độ phóng xạ của các đồng vị phóng xạ tự nhiên,
sử dụng trong phép phân tích kích hoạt để đo các đồng vị không có tính phóng xạ hoặc trong
phương pháp huỳnh quang tia X với độ chính xác rất cao. Hiện nay ước tính có hơn 10000 detector
bán dẫn đang được vận hành trên toàn thế giới . Hệ phổ kế gamma sử dụng detector HPGe đã
được ứng dụng rộng rãi trong việc đo đạc các nguồn phóng xạ với khoảng năng lượng trải dài từ vài
keV đến hàng MeV. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và miền năng lượng tia gamma quan tâm,
người ta chế tạo detector HPGe với nhiều cấu hình khác nhau như detector Ge có năng lượng cực
thấp ULEGe, detector Ge có năng lượng thấp LEGe, detector Ge đồng trục điện cực ngược REGe,
detector đồng trục Coaxial Ge hoặc detector Ge dạng giếng Well.
Ở Việt Nam, từ lâu nhiều cơ sở của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam như: Viện Khoa
học và Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, TTHN Tp.HCM cũng như
Trường ĐHKHTN Tp.HCM đã được trang bị các hệ phổ kế gamma loại này trong nghiên cứu và
ứng dụng phân tích mẫu môi trường hoạt độ thấp . Những công trình nghiên cứu trong nước và
trên thế giới liên quan đến việc sử dụng hệ phổ kế này thường tập trung vào các vấn đề như: nghiên
cứu về khả năng che chắn của buồng chì ; nghiên cứu về hàm đáp ứng của detector, đánh giá
các đặc trưng của phổ gamma đo được như độ phân giải, giới hạn phát hiện, phông nền tự nhiên,
miền liên tục của phổ, tỷ số P/C, tỷ số P/T , , , , ; nghiên cứu về tối ưu hóa phép đo
mẫu môi trường có hoạt độ thấp , ; nghiên cứu về hiệu suất, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
suất như hiệu ứng trùng phùng tổng, hiệu ứng tự hấp thụ, sự thay đổi của hiệu suất ghi theo năng
lượng, theo khoảng cách , , , . Việc nghiên cứu đánh giá tổng quát các thông số kỹ
thuật của hệ phổ kế là một việc làm thường quy được tất cả các phòng thí nghiệm có trang bị hệ phổ
kế gamma thực hiện.
Năm 2007, Bộ môn VLHN thuộc Khoa Vật lý, Trường ĐHSP Tp.HCM đã xây dựng dự án
trang bị cho PTN VLHN một hệ đo gamma phông thấp sử dụng detector HPGe. Nhằm mục đích
theo dõi và sử dụng hiệu quả hệ phổ kế, các thông số kỹ thuật của hệ phổ kế cần được nghiên cứu và
đánh giá một cách có hệ thống. Kết quả này được coi là cơ sở cho việc theo dõi quá trình hoạt động
của hệ phổ kế sau này. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài này với mục tiêu là chuẩn hóa hệ đo, đánh giá một số
thông số kỹ thuật của hệ phổ kế gamma đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu phổ gamma ban đầu cho
hệ phổ kế dựa trên bộ nguồn chuẩn có sẵn của PTN. Kết quả của đề tài sẽ đóng góp vào cơ sở dữ
liệu của PTN VLHN, Trường ĐHSP Tp.HCM, đó là bộ thông số kỹ thuật đánh giá khảo sát trực tiếp
ban đầu khi đưa hệ phổ kế gamma mới được trang bị vào hoạt động. Kết quả này là dữ liệu tham
khảo có giá trị cho quá trình sử dụng và nghiên cứu trên hệ phổ kế sau này.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ phổ kế gamma sử dụng detector HPGe GEM 15P4 của
hãng Ortec, Inc. đặt tại PTN VLHN, Trường ĐHSP Tp.HCM và bộ nguồn chuẩn RSS – 8EU với
các nguồn chuẩn điểm
133
Ba,
109
Cd,
57
Co,
60
Co,
54
Mn,
22
Na và
65
Zn. Phương pháp nghiên cứu của đề
tài là thực nghiệm đánh giá khảo sát trên hệ phổ kế gamma hiện có.
Nội dung của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1 là phần tổng quan, trình bày những tiến bộ trong quá trình phát triển detector ghi đo
bức xạ tia X và tia gamma, tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan đến hệ phổ kế
gamma sử dụng detector bán dẫn HPGe, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài cũng như giới thiệu
tổng quan về hệ phổ kế gamma tại PTN VLHN, Trường ĐHSP Tp.HCM.
Chương 2 là phần thực nghiệm xác định các thông số kỹ thuật của hệ phổ kế gamma như: đánh
giá các thông số vận hành của hệ phổ kế; phân tích các đặc trưng của phổ gamma (dạng đỉnh, đỉnh
năng lượng toàn phần, mép tán xạ Compton, đỉnh tán xạ ngược, đỉnh thoát đơn, thoát đôi, tỷ số
P/C); khảo sát hiện tượng trôi kênh theo thời gian; xây dựng đường cong hiệu suất theo năng lượng
của detector tại các khoảng cách 5 cm, 10 cm và 15 cm kể từ nguồn đến detector; xác định giới hạn
phát hiện của detector đối với một số đỉnh năng lượng cần quan tâm.
Chương 3 là phần kết luận trình bày các nhận định, tổng kết đánh giá kết quả đã đạt được của
luận văn đồng thời đề xuất hướng phát triển tiếp theo của luận văn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 805
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 953
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 167
👁 Lượt xem: 928
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16