Mã tài liệu: 126147
Số trang: 119
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Thống kê
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, ngành Du lịch nước ta cũng đã có những chuyển biến tịch cực và ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế Quốc dân, nhất là trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN một cách có hiệu quả và đã mang lại một số thành tựu to lớn. Quan hệ quốc tế và trong khu vực ngày càng được tăng cường và mở rộng. Điều này nó không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển mà nó còn thúc đẩy ngành Du lịch phát triển nhanh chóng, do nhu cầu giao lưu kinh tế,văn hoá, xã hội và sự hiiêủ biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Tuy ngành Du lịch nước ta là một ngành còn non trẻ, ngành mới chỉ thực sự phát triển được 10 năm nay, nhưng với điều kiện thuận lợi như vậy lại được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển nên ngành Du lịch nước ta đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng có tác dụng góp phần thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, thực hiện xuất khẩu tại chỗ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nghề thủ công, lễ hội truyền thống, tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng giao lưu văn hoá, xã hội giữa các vùng miền trong nước và với nước ngoài. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch có nhiều đổi mới, từng bước phát cơ sở kỹ thuật, mở rộng kinh doanh. Chính sự đổi mới đó đã tạo ra thế và lực mới, chặn được sự suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, duy trì và mở rộng thị trường truyền thống, mở thêm thị trường mới, thiết lập và nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
Để có thể tiếp tục phát triển ngành Du lịch hơn nữa, Đảng và Nhà nước ta đã có các nghị quyết, mục tiêu, chiến lược nhằm đổi mới và hoàn thiện sao cho có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Cụ thể, ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ra quyết định 45/CP về đổi mới quản lý và phát triển ngành Du lịch, ngày 14/10/1994 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị về lãnh đạo đổi mới và phát triển ngành Du lịch trong tình hình mới và gần đây nhất là trong Đại hội IX Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một loạt các mục tiêu, định hướng và biện pháp để phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Những vấn đề lý luận về Du lịch liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Chương II: Đặc điểm vận dụng phương pháp DSTG, phân tích Thống kê biến động của khách du lịch
Chương III: Vận dụng phương pháp DSTG để phân tích thống Xu hướng biến động của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16