Mã tài liệu: 46256
Số trang: 93
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,064 Kb
Chuyên mục: Thống kê
Trong sự phát triển kinh tế hiện nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Các nước trên thế giới vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau tạo ra một xu thế đa phương trong quan hệ kinh tế cũng như chính trị. Ngày càng có nhiều liên minh kinh tế được thành lập với mục đích liên kết kinh tế, cùng nhau cạnh tranh với các nước có thế lực kinh tế mạnh trên thế giới như: EU, ASEAN... Xu thế này tạo ra cho các nước đang phát triển một cơ hội để hội nhập kinh tế thế giới, đưa đất nước phát triển, dần xóa bỏ khoảng cách với các nước phát triển. Nhưng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn không lường trước được với những bất ổn cả về kinh tế lẫn chính trị như: sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế, sự độc quyền của một số tập đoàn có thế lực mạnh, cùng với sự bất ổn về an ninh, chính trị, chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn hơn. Đặc biệt là nạn khủng bố đang có nguy cơ lan rộng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị đe dọa nền hòa bình thế giới.
Việt Nam với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, từ khi mở cửa nền kinh tế cũng đã đạt được nhiều thành tựu như: đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, kinh tế phát triển, nền chính trị ổn định, quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những khó khăn do bối cảnh kinh tế thế giới đặt ra. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế với các nước trên thế giới và khu vực. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cũng nhận thấy rằng chỉ có phát triển nền kinh tế thị trường mới đưa đất nước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới đang biến động từng ngày. Hiện nay, nước ta đang là một nước thành viên của ASEAN, trong tương lai gần chúng ta sẽ gia nhập WTO. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức cố gắng mới có thể cạnh tranh, tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh đang diễn ra hết sức gay gắt và ngày càng quyết liệt hơn. Với cùng một loại sản phẩm hoặc một số sản phẩm thì ngày càng có nhiều công ty cùng sản xuất và kinh doanh trên thị trường. Đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ phải cố gắng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng hóa mà còn phải đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể, chi tiết và có hiệu quả mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà không bị loại bỏ khỏi thị trường. Việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng hơn, không một công ty hay doanh nghiệp nào chỉ thuần tuý sản xuất hoặc chỉ thuần tuý kinh doanh dịch vụ không. Danh giới giữa sản xuất và dịch vụ ngày càng khó phân biệt. Vì vậy, để giữ được khách hàng cần phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng được mọi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thông qua việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các hành vi tiêu dùng, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng và khách hàng. Điều này, có vai trò quyết định đến sự thành công của các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật hiện đại, việc sản xuất ra một loại sản phẩm hàng hóa vật chất không phải là một vấn đề khó khăn. Người ta có thể sản xuất ra rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, với chất lượng, mẫu mã vô cùng đa dạng, phong phú đáp ứng mọi nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, cung hàng hóa luôn vượt quá cầu. Những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của con người đã được đáp ứng đầy đủ, xuất hiện những nhu cầu cao hơn, tinh vi hơn, những đòi hỏi của con người ngày càng chi tiết hơn, sâu sắc hơn. Trước đây, người ta mua hàng hóa chỉ chú ý đến lợi ích bên trong và độ bền của sản phẩm, nhưng bây giờ họ còn có những đòi hỏi cao hơn như: tính thẩm mỹ, mẫu mã của sản phẩm, những lợi ích xung quanh việc mua sản phẩm (dịch vụ bảo hành, sửa chữa, lắp đặt...). Điều đó giải thích tại sao có các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh cùng một loại hoặc nhiều loại hàng hóa thì có doanh nghiệp thành công, có những doanh nghiệp bị thất bại. Sự thành công đó là do họ có chính sách kinh doanh đúng đắn, năng động, theo kịp với sự thay đổi của thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu và khách hàng.
Kết quả sản xuất kinh doanh sẽ phản ánh được sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, trong đó có chỉ tiêu doanh thu. Nên em chọn đề tài:“ Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích biến động doanh thu của cửa hàng TMDV Đại La từ năm 2000 đến năm 2003 và dự báo cho năm 2004”.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Những vấn đề chung của cửa hàng
Chương II: Lý thuyết về phương pháp dãy số thời gian và dự báo thống kê ngắn hạn
Chương III: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích biến động doanh thu của cửa hàng TMDV Đại La từ năm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16