Mã tài liệu: 302727
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 297 Kb
Chuyên mục: Hóa học
[FONT=Times New Roman]TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU ĐẦU ĐỀ ĐỒ ÁN
Sấy là phương pháp thường dùng trong công nghiệp và đời sống. Kết quả của quá trình sấy làm cho hàm lượng chất khô trong vật liệu tăng lên. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện khác nhau. Ví dụ: đối với các nông sản và thực phẩm nhằm tăng cường tính bền vững trong bảo quản, đối với các nhiên liệu ( than, củi) được nâng cao lượng nhiệt cháy, đối với gốm sứ làm tăng độ bền cơ học, giảm chi phí vận chuyển…
Nguyên tắc của quá trình sấy là cung cấp năng lượng nhiệt để biến đổi trạng thái của pha lỏng trong vật liệu thành hơi. Hầu hết các vật liệu trong quá trình sản xuất đều chứa pha lỏng là nước nên người ta thường gọi là ẩm.
Tùy theo quá trình cấp nhiệt cho ẩm mà người ta phân ra các phương pháp sấy khác nhau: cấp nhiệt bằng đối lưu gọi là sấy đối lưu, cấp nhiệt bằng dẫn nhiệt gọi là sấy tiếp xúc, cấp nhiệt bằng bức xạ gọi là sấy bức xạ…
Hệ thống sấy thùng quay là hệ thống sấy chuyên dùng để sấy hạt, cục nhỏ. Hệ thống sấy thùng quay cũng là hệ thống sấy đối lưu. Trong đồ án này, em xin trình bày về qui trình công nghệ và thiết bị sấy thùng quay dùng để sấy đường với năng xuất đầu ra là 1200kg/h.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU.
Nước ta là một nước nhiệt đới nên đường được sản xuất chủ yếu từ cây mía. Đường được đem đi sấy là những tinh thể saccharose, có kích thước trung bình là 0,8 mm.
Saccarose là một đường kép có công thức phân tử là C12H22O11, gồm 2 phân tử - D - glucose và - D - fructose liên kết với nhau bằng liên kết 1,2 – glucoside.
Do đó saccarose không còn tính khử, không tạo được osazone. Nó bị caramel hóa ở nhiệt độ nóng chảy từ 160 180 oC. Nhưng ở nhiệt độ lớn hơn 1050C thì đường sẽ bị caramel hóa một phần làm đường bị sẫm màu.
Trong tự nhiên, saccarose có trong mía, củ cải đường, thốt nốt,…
Tài liệu tham khảo
. Phạm Văn Bôn, Nguyễn Đình Thọ, “Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa học, tập 5, Quá trình và Thiết bị Truyền nhiệt”, NXB ĐHQG TPHCM, 2000.
. Phạm Văn Bôn, “Sổ tay dẫn nhiệt không ổn định (phỏng theo A.V.Luikov) – Thông số nhiệt lý của thực phẩm và nguyên liệu (phỏng theo A.S.guizbour”, TPHCM, 2004.
. Hoàng Văn Chước, “Kỹ thuật sấy”, NXB KHKT, 1997.
. Bùi Hải, Dương Đức Hồng, Nguyễn Đình Thọ, “Thiết bị trao đổi nhiệt”, NXB KHKT, 1999.
. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm, “Thiết kế chi tiết máy”, NXBGD, 2000.
. Nguyễn Văn Lụa, “Kỹ thuật sấy vật liệu”, NXB ĐHQG TPHCM, 2001.
. Vũ Bá Minh, Hoàn minh Nam, “Cơ học vật liệu rời”, NXB KHKT, 1998.
. Hồ Lê Viên, “Thiết kế tính toán các chi tiết thiết bị hóa chất, tập 1”, NXB KHKT, 1978.
. Hồ Lê Viên, “Thiết kế tính toán các chi tiết thiết bị hóa chất, tập 2”, NXB KHKT, 1978.
. Các tác giả, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất, tập I”, NXB KHKT, 1999.
. Các tác giả, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất, tập II”, NXB KHKT, 1999.
. Phạm Văn Thơm, “Sổ tay thiết kế thiết bị hóa chất và công nghệ thực phẩm”,2000.
. Phạm Văn Bôn, “Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất, tập 10, Ví dụ và Bài tập”, TPHCM.
Đồ án 46 trang, có file CAD
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1476
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem