Mã tài liệu: 127904
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Hóa học
Biện pháp sinh học sử dụng các sinh vật, vi sinh vật đối kháng hay sản phẩm của chúng trong kiểm soát sinh học, nhằm ngăn chặn, diệt trừ các sinh vật, vi sinh vật gây bệnh có nhiều ưu điểm to lớn. Nó không những phòng, trị sâu bệnh hại có hiệu quả mà còn khắc phục được những nhược điểm của biện pháp sử dụng các chất hoá học bảo vệ thực vật. Biện pháp sinh học không hoặc rất ít gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào việc giữ cân bằng sinh thái, không độc hại với người sử dụng, các nông phẩm tạo ra có chất lượng cao, sạch an toàn với sức khoẻ con người và vật nuôi. Vì vậy biện pháp sinh học được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước phát triển và hiện đang từng bước được mở rộng, khuyến khích sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới và có nhiều triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.
Trong những năm gần đây, việc sử dụng nấm đối kháng được nghiên cứu nhiều, trong đó phải kể đến các loài nấm thuộc chi Trichoderma. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón chứa Trichoderma đã được sản xuất và sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn. Các sản phẩm này nhằm làm giảm và tiến tới thay thế việc dùng các chất hóa học bảo vệ thực vật mà người nông dân đang rất lạm dụng hiện nay.
Ở Việt Nam, trong những năm trở lại đây cũng đang có nhiều nghiên cứu hướng vào khả năng đối kháng và tạo chế phẩm phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ những loài Trichoderma đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Trichoderma từ RNM là hoàn toàn mới mẻ và mới chỉ được sơ bộ đánh giá từ năm 2008 tại Bộ môn CNSH-VS, trường ĐHSP Hà Nội.
Thực tế cho thấy, khi cây trồng cũng như các sản phẩm sau thu hoạch bị nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng sản phẩm bị giảm đáng kể và khi nhiễm nặng có thể giảm tới 50% sản lượng thậm chí dẫn tới mất trắng. Trong đó những bệnh gây ra do nấm là khá phổ biến, với con số khoảng hơn 25000 loài nấm có khả năng gây bệnh cho cây [10]. Tổ chức lương thực LHQ (FAO) đã thống kê thấy rằng, các bệnh do vi nấm gây thiệt hại cho nông nghiệp chiếm tới 11,6% tổng sản lượng nông nghiệp trên thế giới [99].
Có nhiều biện pháp khác nhau phòng, trừ sâu, bệnh được sử dụng trong bảo vệ thực vật và mỗi biện pháp có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng ở nhiều nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta, biện pháp dùng chất hoá học bảo vệ thực vật vẫn đang được sử dụng rất phổ biến. Hơn nữa, nhiều người nông dân không có hiểu biết đầy đủ lại quá lạm dụng thuốc, vì vậy đã gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Ở Việt Nam, mỗi năm sử dụng tới 25000 tấn thuốc hoá học bảo vệ thực vật, năm 2003 chúng ta nhập tới 166 triệu USD thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong đó 28% là thuốc phòng và diệt nấm [5].
Chúng ta đang phải đối mặt và giải quyết hậu quả gây ra từ việc sử dụng tràn lan, không có khoa học thuốc hoá học bảo vệ thực vật. Hậu quả đó không những làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong các môi trường đó. Dư lượng thuốc tồn lưu trong các nông phẩm còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người làm phát sinh nhiều bệnh nan y như ung thư, viêm phổi, thai dị dạng…Hơn nữa, do việc quá lạm dụng thuốc còn gây hiện tượng quen thuốc của vi sinh vật gây bệnh.
Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 669
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 870
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 1761
⬇ Lượt tải: 16