Mã tài liệu: 128292
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Địa lý
Chim có ở khắp mọi nơi trên trái đất chúng ta với khoảng 9.600 loài, tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới. Danh lục Chim Việt Nam (Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995)[12] đã xác định ở Việt Nam có 828 loài chim. Từ đó cho đến nay danh lục chim Việt Nam đã được bổ sung thêm nhiều loài và tính đến năm 2009, Việt Nam đã xác định có thêm 50 loài chim nữa đưa tổng số loài lên tới 880 loài (Nguyễn Cử, 2009)[5]. Một hệ sinh thái hết sức đặc biệt thu hút nhiều loài chim nước đến làm tổ tập đoàn, đó là các vườn chim, sân chim. Sự đa dạng về địa hình ở Việt Nam, đặc biệt là sự phong phú về hệ thống đất ngập nước đã tạo điều kiện hình thành nên nhiều vườn chim, sân chim từ Nam ra Bắc. Ở tỉnh Cà Mau có sân chim Bạc Liêu, Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển. Ở miền Đông Nam bộ có vườn chim Lợi Thuận (Tây Ninh); miền Nam Trung bộ có vườn chim Vĩnh Thái (Nha Trang); miền Bắc Trung Bộ có vườn chim Tiến Nông (Thanh Hoá). Còn ở miền Bắc nước ta nhiều vườn chim cũng được hình thành từ lâu và có tiếng như: vườn cò Ngọc Nhị (Hà Nội), đảo cò Chi Lăng Nam (Hải Dương), Núi Chè (Bắc Giang), Đông Xuyên (Bắc Ninh), Đạo Trù, Hải Lựu, Như Thuỵ (Vĩnh Phúc)... Dọc dải bờ biển ở miền Bắc đáng chú ý là điểm dừng chân của nhiều loài chim nước di cư tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy ở tỉnh Nam Định.
Do đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam: dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu xã hội tăng, các vùng đất bỏ hoang được khai phá làm đất nông nghiệp, làm nhà, làm khu công nghiệp. Nhiều vùng đất ngập nước bị chuyển đổi mục đích sử dụng, sự ô nhiễm môi trường do lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật đã phần nào hủy diệt nhiều loài sinh vật vốn là thức ăn phong phú của nhiều loài chim nước. Nghiên cứu điển hình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cho thấy sự hình thành và biến mất của một số vườn chim, sân chim[3]. Để có cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững các vườn chim nhất thiết cần có các nghiên cứu sâu và hệ thống về các vườn chim, sân chim.
nội dung tóm tắm:
Chương 1
Thành phần loài chim
Chương II
Một số đặc điểm sinh thái học của loài Cò ruồi Bubulcus ibis (Linnaeus,
Chương III
Hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ba vườn chim
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 655
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 856
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 2201
⬇ Lượt tải: 21