Mã tài liệu: 241879
Số trang: 41
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,435 Kb
Chuyên mục: Địa lý
Mở đầu
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng đã trở thành một tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Việt Nam là một đất nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp năng lượng này. Hiện nay nước ra có rất nhiều các nhà máy thủy điện lớn nhỏ như : Hòa Bình, Yaly, Trị An, Hàm Thuận, Đa Mi, Đa Nhim, Thác Mơ, Thác Bà, Tuy nhiên tình trạng thiếu điện vẫn thường xuyên xảy ra, vấn đề đặt ra là phải xây dựng thêm các nhà máy thủy điện để sớm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và tiêu dùng.
Các nhà máy thủy điện thường được xây dựng hầu hết ở các vùng núi, nơi kinh tế xã hội còn chậm phát triển. Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc của Tổ quốc, đang có nhiều thay đổi to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội.
Tỉnh đang có chủ trương tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp và dịch vụ để phát triển kinh tế, chính vì vậy như cầu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh là rất lớn. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có một số tuyến sông chính. Đó là hệ thống sông Nho Quế, hệ thống sông Gâm, hệ thống sông Chảy. Trên các tuyến sông và chi nhánh của chúng đã và đang tiến hành các công tác khảo sát và xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Hệ thống Sông Chảy trên địa bàn tỉnh Hà Giang thuộc phần thượng lưu nằm trên địa bàn các huyện Xín Mần, và Hoàng Su Phì, theo quy hoạch sẽ xây dựng 5 công trình thủy điện nhỏ. Dự án thủy điện Sông Chảy 6 là một trong các dự án trên.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ- địa chất, Ban chủ nhiệm khoa địa chất, Bộ môn Khoáng Thạch, dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Vân Anh và thây Lê Tiến Dũng, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp với tiêu đề:
“Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6 ”.
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực Cốc Pài. Từ đó đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vu xây dựng thủy điện Sông Chảy 6.
Nhiệm vụ của đề tài
Thành lập bản đồ địa chất thạch học và nghiên cứu thành phần vật chất các đá magma và biến chất khu vực Cốc Pài.
Đánh giá mực độ ảnh hưởng đến điều kiện địa chất công trình khu thủy điện. Dự báo quy mô mức độ nguy hiểm của chúng và kiến nghị các giải pháp giảm thiểu cũng như các giải pháp khắc phục.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tư liệu về địa chất
Đó là tổng hợp tất cả các tư liệu về địa chất khu vực nghiên cứu trước thời gian đi thực tập và trong thời gian viết đồ án.Trong khoảng thời gian này tôi đã thu thập được nhiều tài liệu liên quan như các bản vẽ, bản báo cáo “Thuyết minh về điều kiện địa chất thủy điện Sông Chảy 6” của PGS.TS. Lê Tiến Dũng.
Phương pháp lấy mẫu và thí nghiệm trong phòng
Trong công tác nghiên cứu địa chất công trình việc lấy mẫu, thí nghiệm tính chất cơ lý của đất đá và xử lý số liệu thí nghiệm là công việc không thể thiếu.
Mẫu thạch học lát mỏng: được lấy tại cac điểm lộ tự nhiên hoặc nhân tạo của các loại đá khác nhau trên các lộ trình địa chất, gồm hai loại: Mẫu mắt thường và mẫu lát mỏng
Mẫu mắt thường: được lấy nhằm nghiên cứu thành phần, cấu tạo, kiến trúc của đá ở ngoài thực địa và trong phòng. Kích thước của mẫu (6x9x12)cm.
Mẫu lát mỏng: được lấy tại các điểm quan sát của các đá nhằm nghiên cứu thành phần, cấu tạo, kiến trúc và xácđịnh tên đá dưới kính hiển vi phân cực. Kích thước của mẫu (2x3x4)cm.
Cấu trúc đồ án bao gồm các chương mục sau:
Mở đầu
Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, nhân văn và lịch sử nghiên của địa chất vùng Xín Mần.
Chương 2. Cấu trúc địa chất vùng Xín Mần- Hà Giang
Chương 3. Đặc điểm các đá magma và biến chất khu vực Xín Mần
Chương 4. Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xây dựng thủy điện Sông Chảy 6.
Kết luận
Trong thời gian đi thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Khoáng Thạch, Đặc biệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Th.S Phạm Thị Vân Anh và PGS.TS Lê Tiến Dũng.Tôi xin bảy tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Do kiến thức còn hạn chế cộng với đối tượng nghiên cứu còn mới mẻ do đó bản đồ án của tôi không tránh khỏi những thiếu và sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, ác cô cùng các bạn đồng nghiệp để bản đồ án được hoàn thiện hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 1278
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16