Mã tài liệu: 128570
Số trang: 131
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Địa lý
1. Từ một địa phương trước năm 1990 kinh tế xã hội chậm phát triển, nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, lạc hậu, nông nghiệp chiếm tới 80% GDP ... Sau hơn 10 năm thực hiện quyết định 675/TTg và quyết định 53/2001/QĐ - TTg nay là số 29/2008/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách ưu đãi phát triển đối với khu kinh tế cửa khẩu, Móng Cái đã có bước phát triển nhanh. Đến nay cơ cấu kinh tế thay đổi, trong đó các ngành thương mại - du lịch - dịch vụ phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tới 70% trong GDP, ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; ngành công nghiệp đang tranh thủ thời cơ trong việc khai thác thế mạnh, lợi thế của một khu kinh tế cửa khẩu và là một khu vực chuyển tiếp giữa hai khối kinh tế lớn là ASEAN - Trung Quốc để phát triển. Với kết quả đó, ngày 08.06.2007 Thị xã Móng Cái đã vinh dự được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận Thị xã Móng Cái là đô thị loại 3. Đây là bước ngoặt quan trọng để Thị xã Móng Cái lớn mạnh trở thành một Thành phố cửa khẩu Quốc tế hiện đại, văn minh. Ngày 24.09.2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/NĐ - CP về thành lập Thành phố Móng Cái trực thuộc Tỉnh Quảng Ninh.
2. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành ngay sau khi khu kinh tế cửa khẩu thành lập đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng so với yêu cầu và tiềm năng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời kỳ đổi mới cũng đặt ra cho Móng Cái hàng loạt những vấn đề cần quan tâm như việc lựa chọn các ngành, các lĩnh vực, khu vực để đầu tư, tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội, sự phân hóa trong phát triển và mức sống giữa các địa phương trong thành phố, sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế và nội bộ từng ngành,....
3. Việc phân tích, đánh giá những tiềm năng, thực trạng kinh tế - xã hội một cách khách quan, khoa học có ý nghĩa rất lớn làm cơ sở để xây dựng những chính sách, kế hoạch, điều chỉnh phát triển kinh tế hợp lý.
4. Trên cơ sở vận dụng những kiến thức về địa lí kinh tế - xã hội và phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, đề tài còn góp phần giải quyết một phần những tồn tại và yêu cầu mới của kinh tế Móng Cái trong thời kỳ đổi mới.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Phần nội dung của đề tài gồm 4 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế và phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
Chương II: Nguồn lực phát triển kinh tế Móng Cái
Chương III: Thực trạng phát triển kinh tế Móng Cái
Chương IV: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế Móng Cái đến năm 2020.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 806
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 791
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem