Mã tài liệu: 251533
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 16,181 Kb
Chuyên mục: Kiến trúc
Thiết kế cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước Thành phố Hà Tĩnh
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1.Vị trí địa lý.
Thành phố Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ngày 28 tháng 5 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng – đã ký nghị định số 89/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 20 tháng 6 năm 2007, đã diễn ra lễ công bố thành lập thành phố Hà Tĩnh tại quảng trường trung tâm thành phố.
Thành phố Hà Tĩnh với diện tích tự nhiên khoảng 56,18km2 là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh có toạ độ vào khoảng 18022’ vĩ Bắc, 105056’ kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 350 km về phía Nam và cách thành phố Vinh 50 km về phía Bắc. Ranh giới hành chính của thành phố có:
+ Phía Bắc giáp cầu Cày, sông Cửa Sót.
+ Phía Nam giáp xã Cảm Bình huyện Cẩm Xuyên và xã Thạch Linh.
+ Phía Tây giáp sông Cày (Thạch Đài).
+ Phía Đông giáp sông Đồng Môn.
1.1.2.Đặc điểm địa hình, địa mạo
Nằm trong dải đồng bằng ven biển miền Trung, hình thành từ phù sa các sông và bồi tích biển, thành phố Hà Tĩnh có địa hình thấp, trũng. Cao độ mặt đất thành phố từ +0,5 ¸ +3,0 m, dốc thoải dần theo hướng tây bắc và đông nam, và từ trung tâm Thành phố ra các khu vực đồng ruộng lúa xung quanh, sông Rào Cái, sông Cày.
+ Khu vực đã xây dựng ở nội thị có cao độ: +2,0 ¸ +2,5 ¸ +3,0 m.
+ Khu vực ven nội thị: cao độ: +1,0 ¸ +2,0 ¸ 2,30 m.
+ Khu vực đồng ruộng lúa xung quanh Thị xã: cao độ +0,5 ¸ +1,0 m.
+ Khu vực ven sông Rào Cái cao độ rất thấp: 0 ¸ -1,5m.
Toàn bộ thành phố đều nằm dưới mức nước sông cao nhất về mùa mưa. Vì vậy, ven các sông Rào Cái và sông Cầy, một hệ thống đê vững chắc đã đựơc xây dựng để bảo vệ thành phố và các vùng lân cận. Về mùa mưa, mức nước sông Rào Cái có thể lên tới +2,8 m. Khi đó, nếu có mưa lớn trong thành phố, toàn bộ thàn phố và các vùng xung quanh đều bị ngập úng.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh, khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, và mùa nóng, mưa từ tháng V đến tháng X hàng năm.
+ Mưa
Mưa là yếu tố có tác động mạnh đến hệ thống thoát nước. Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng có lượng mưa cao và tập trung.
[TABLE="align: center"]
- Lượng mưa trung bình năm:
- Lượng mưa lớn nhất năm:
- Lượng mưa lớn nhất tháng:
- Lượng mưa lớn nhất ngày:
2.661 mm
3.700 mm
1.450 mm
657.2 mm
(1983)
(1992)
+ Nhiệt độ không khí:
[TABLE="align: center"]
- Trung bình năm :
- Cao nhất năm:
- Thấp nhất năm:
- Cao tuyệt đối:
- Thấp tuyệt đối:
22,8 o C
27,5 o C
21,3 o C
39,7 o C
7 o C
+ Độ ẩm tương đối không khí:
[TABLE="align: center"]
- Trung bình năm:
- Trung bình tháng:
86%
85 – 93%
+ Số giờ nắng:
[TABLE="align: center"]
- Trung bình tháng mùa đông:
- Trung bình tháng mùa hè:
93 h
178 h
+ Bốc hơi:
[TABLE="align: center"]
- Trung bình tháng cao nhất:
- Trung bình tháng thấp nhất:
- Trung bình năm:
131,18 mm
24,97 mm
66,64 mm/tháng
+ Gió, bão:
Hướng gió chủ đạo hàng năm là từ tây nam và đông bắc. Gió tây nam nóng và khô từ tháng IV đến tháng VIII hàng năm (chủ yếu ở các tháng nóng nhất từ tháng VI đến tháng VII). Gió đông bắc lạnh từ tháng XI đến tháng III năm sau.
Vào mùa chuyển tiếp có gió mát, dễ chịu từ hướng đông nam.
Bão thường xảy ra vào các tháng từ tháng VII đến tháng X hàng năm. Có năm có tới 3 trận bão (1971), và các trận bão lớn như cơn bão năm 1999.
1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn:
Thành phố Hà Tĩnh là đô thị ven biển (giáp biển Đông) nên chế độ thuỷ văn chịu nhiều ảnh hưởng của thuỷ triều
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1736
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 1285
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 21