Info
<!--
/* Font Definitions */
@font-face
{font-family:"MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-alt:"MS 明朝";
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
@font-face
{font-family:"\@MS Mincho";
panose-1:2 2 6 9 4 2 5 8 3 4;
mso-font-charset:128;
mso-generic-font-family:modern;
mso-font-pitch:fixed;
mso-font-signature:-1610612033 1757936891 16 0 131231 0;}
/* Style Definitions */
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin:0in;
margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-font-family:"MS Mincho";}
@page Section1
{size:8.5in 11.0in;
margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in;
mso-header-margin:.5in;
mso-footer-margin:.5in;
mso-paper-source:0;}
div.Section1
{page:Section1;}
-->Lê Vân Yêu và Sống là tự truyện của nghệ sỹ múa, diễn viên điện ảnh Lê Vân, do nhà thơ nữ Bùi Mai Hạnh ghi, xuất bản bởi Nhà xuất bản Hội nhà văn, ra mắt người đọc tháng 10 năm 2006. Cuốn tự truyện này gồm 364 trang khổ 14,6x20,5 cm. Xung quanh quyển tự truyện này đã nổi lên nhiều tranh luận, nhiều bài báo khen chê sau khi tác phẩm được xuất bản. Lê Vân là con gái cả của Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam (NSND), diễn viên kịch nói Trần Tiến và nghệ sĩ kịch nói Lê Mai. Lê Vân còn hai em gái cũng rất nổi tiếng trong giới nghệ sĩ: NSND, diễn viên kịch và điện ảnh Lê Khanh và nghệ sĩ múa Lê Vy. Cả ba cô con gái của NSND Trần Tiến đều lấy họ mẹ làm tên đệm nghệ danh, và người hâm mộ nhiều khi quên mất họ thật của ba người theo họ bố là Trần Lê Vân, Trần Mai Khanh, Trần Lê Vy. Trong tự truyện Lê Vân kể về cuộc sống thời niên thiếu khốn khổ của mình và gia đình, những xung đột về tình cảm giữa hai ông bà Trần Tiến - Lê Mai và sau đó là ba mối tình, lúc đầu với một người Việt, sau đó là một Việt Kiều và hiện nay với một nguời mang quốc tịch Hà Lan...
Thời thơ ấu của Lê Vân luôn khắc khoải với câu hỏi "Vân ơi, Vân là ai?". Trong khoảng chục năm đầu của cuộc đời Lê Vân đã có vài ba lần thay đổi nơi ở: nhà ông nội 136 phố Quan Thánh Hà Nội- nhà bà ngoại 64 B phố Cầu Đất Hải Phòng và ở ngay cả trong rạp hát Kim Môn cùng với mẹ. Mười tuổi, Lê Vân vào trường múa ở Hà Nội để sau đó bảy năm trở thành diễn viên múa nổi tiếng của Nhà hát ca múa kịch Trung ương, rồi sau đó nữa trở thành diễn viên điện ảnh với nhiêu vai chính như Chị Dậu trong phim cùng tên, vai Duyên trong phim "Bao giờ cho đến tháng mười", vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim "Đêm hội Long Trì". Trong tự truyện, cuộc sống thời nhỏ của Lê Vân nổi bật với những thiếu thốn về vật chất, gian khổ trong thời chiến, và những mâu thuẫn trong gia đình. Điểm gây tranh luận nhiều nhất với người đọc là những đoạn miêu tả, nhận định về ông bố Trần Tiến như một người vô dụng trong nhà, chỉ nổi tiếng ngoài xã hội, không tròn vai người chồng, người cha trong nhà.