Mã tài liệu: 107562
Số trang: 110
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Âm nhạc học
Toàn thể nhân loại đã bước vào những năm đầu tiên của thế kỷ XXI- thế kỷ văn minh, trong đó tri thức và công nghệ là hai đặc trưng chủ yếu nhất. Việt Nam tuy còn nghèo về kinh tế nhưng những thành tựu đạt được trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua cũng đã tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần để chuẩn bị cải cách, bước vào thế giới văn minh, hoà nhập với cộng đồng. Nhưng cần có chiến lược phát triển như thế nào để có thể khẳng định mình trên trường quốc tế, đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho Việt Nam cũng như cho các quốc gia khác trên thế giới.
Chính trong Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 là “đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để đạt mục tiêu đó thì “ con người và nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá nên cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục” (Văn kiện Đại hội Đảng IX).
Vì vậy có thể nói phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế ổn định, lâu dài và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là đầu tư cho con người - động lực trực tiếp của sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Song việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là rất tốn kém mà hiệu quả của nó lại không thấy ngay được, hơn nữa nguồn kinh phí dành cho phát triển sự nghiệp giáo dục còn hạn hẹp nên việc mở rộng khai thác nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát triển nền kinh tế – xã hội ở nước ta.
Trong những năm qua, do ảnh hưởng của công cuộc “đổi mới” nên công tác quan hệ quốc tế của nước ta, đặc biệt là trong ngành giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến thuận lợi. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) do các tổ chức song phương, đa phương tài trợ cho ngành giáo dục trở nên vô cùng quan trọng. Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục đã góp phần cải thiện môi trường giáo dục ở Việt Nam song đồng thời cũng vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc và trở ngại. Do đó, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA như thế nào để có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển ngành giáo dục nói riêng là những vấn đề cấp thiết của đất nước, nên cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.
khoá luận được kết cấu như sau:
Chương I: Vai trò của nguồn vốn ODA đối với ngành giáo dục ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1993- 2002.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam trong thời gian tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 17