Mã tài liệu: 107557
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Âm nhạc học
Trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vai trò điều hành kinh tế của chính quyền trở nên đặc biệt quan trọng đối với các quyết định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bày tỏ quan ngại về các triển vọng trong tương lai vì rất khó dự đoán các sự kiện kinh tế khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách trong nước và thậm chí cả những chính sách được đưa ra. Trong bối cảnh này việc đảm bảo các chính sách và quy định rõ ràng, minh bạch và công bằng là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong tương lai. Năm 2005 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hợp tác xây dựng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh của 42 tỉnh/thành phố (năm 2006), sau đó mở rộng ra 64 tỉnh/thành phố (năm 2007) và năm 2009 là 63 tỉnh thành/thành phố trên cả nước có tính đến những khác biệt về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường…giữa các tỉnh.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thể hiện tiếng nói của các doanh nghiệp tư nhân trong cả nước đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và môi trường thể chế của các tỉnh thành trong cả nước. Chỉ số này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, giúp chính quyền địa phưong xác định lĩnh vực cần ưu tiên cải thiện nhằm thu hút đầu tư, giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua, chỉ số PCI đã được lãnh đạo chính quyền địa phương trên 40 tỉnh, thành phố trực tiếp sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường kinh doanh của tỉnh mình, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương tốt hơn, giám sát việc thực hiện công tác quản lý điều hành của bộ máy hành chính, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lượng điều hành kinh tế. Chỉ số PCI là một cách thức hiệu quả để doanh nghiệp dân doanh phản ánh được tiếng nói của mình, thúc đẩy đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp đồng thời tăng cường tính công khai minh bạch. Thời gian qua chỉ số PCI đã được đông đảo chính quyền các địa phương, cơ quan lập pháp, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương, cộng đồng doanh nghiệp, giới nghiên cứu và truyền thông đón nhận, trở thành công cụ góp phần nâng cao nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa phương thức quản lý và điều hành kinh tế địa phương và kết quả phát triển. Chỉ số PCI cũng góp phần hỗ trợ quá trình phân cấp quản lý hiện nay bằng việc cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, qua đó giúp chính quyền tỉnh nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện, và cung cấp các dịch vụ công tốt hơn.
Trong những năm qua Thành phố Hà Nội đã đổi mới nhiều cơ chế, chính sách, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, bãi bỏ nhiều giấy phép, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển. Hiện nay Hà Nội đã có số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhiều thứ hai trong cả nước: 71.200 doanh nghiệp kinh tế tư nhân với số vốn đăng ký trên 360.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2000-2008 là 14%/năm. Khu vực kinh tế tư nhân đã thực sự trở thành động lực của kinh tế Thủ đô. Đây là những nỗ lực cố gắng đáng ghi nhận của chính quyền Thành phố thời gian qua. Tuy vậy, vấn đề môi trường cạnh tranh của Thành phố bắt đầu được xem xét từ góc độ khác, từ cách nhìn nhận đánh giá của doanh nghiệp dân doanh, sau khi VCCI – VNCI công bố lần đầu tiên Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI vào năm 2005. Theo đánh giá của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thành phố Hà Nội năm 2005 đứng vị trí thứ 14/42 tỉnh thành. Năm 2006 sau khi VCCI mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn bộ 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, vị trí của Hà Nội tụt xuống 38/64, năm 2007 vươn lên vị trí 27/64; năm 2008 giảm xuống 31/64 còn trong năm 2009 lại tụt xuống vị trí 33/64. Do vậy, để nâng cao được vị trí của mình trong bảng xếp hạng của VCCI thì Hà Nội cần phải kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Sự cần thiết xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Chương II: Đánh giá chất lượng điều hành của Thành phố thông qua chỉ số PCI dưới đánh giá của doanh nghiệp tư nhân.
Chương III: Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16