Mã tài liệu: 210638
Số trang: 73
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 550 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
Với các nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta thấy mỗi loại chi phí có những đặc điểm khác nhau. Để quản lý tốt chi phí cần phải:
- Nhận diện chi phí đúng.
- Phân loại chúng theo các mục tiêu quản lý của doanh nghiệp.
- Có biện pháp quản lý phù hợp với từng loại chi phí.
Mặt khác, điều cần lưu ý là chi phí luôn có “địa chỉ” nơi nó phát sinh. Để kiểm soát tốt chi phí, chúng ta không thể kiểm soát chi phí chung chung toàn doanh nghiệp mà cần kiểm soát chúng theo từng trung tâm trách nhiệm cụ thể thông qua các báo cáo bộ phận phù hợp.
Lý thuyết về chi phí và trung tâm trách nhiệm là hành trang không thể thiếu của các nhà quản lý. Tuy nhiên, để vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đa dạng của doanh nghiệp thì đòi hỏi nhà quản lý phải khảo sát kỹ lưỡng thực trạng doanh nghiệp để có thể đưa ra những đề xuất kiểm soát chi phí phù hợp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY MEKONG
Các nhà quản lý ở Công ty trên cơ sở vận dụng lý thuyết, kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn đã quản lý chi phí tại Công ty khá bài bản nhưng không
tránh khỏi một số hạn chế nhất định:
- Việc phân loại chi phí trong một số trường hợp chưa được hợp lý.
- Một số định mức chi phí không còn phù hợp.
- Chi phí đã được theo dõi chi tiết theo từng bộ phận nhưng chế độ thưởng phạt về vật chất khi tiết kiệm hay bội chi chi phí chưa đúng mức, chưa có tác dụng khuyến khích hay ngăn ngừa, đã không phát huy được vai trò của từng trung tâm trách nhiệm.
- Việc xem xét một số bộ phận trên quan điểm chỉ là trung tâm chi phí hay trung tâm doanh thu đã không tạo động lực mạnh để các bộ phận hoàn thành nhiệm
vụ của mình.
Để khắc phục các hạn chế nói trên, tác giả đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí trong điều kiện áp dụng hình thức khoán chi phí từng bộ phận trong công ty.
Chương III
XÂY DỰNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HÌNH THỨC KHOÁN CHI PHÍ TỪNG BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY
Việc khảo sát kỹ lưỡng thực trạng kiểm soát chi phí của Công ty trong thời gian qua giúp chúng ta thấy được sự cần thiết phải xây dựng lại hệ thống kiểm soát dưới hình thức khoán phí. Hệ thống mới này phải đảm bảo kế thừa được những ưu điểm của hệ thống cũ cũng như khắc phục những hạn chế vốn có của nó. Tính kế thừa thể hiện ở chỗ hệ thống mới chấp nhận các thống kê quá khứ cũng như các báo cáo trước đây để xác định hàm chi phí bộ phận. Hệ thống kiểm soát chi phí có quan điểm mới trong việc xác định các trung tâm trách nhiệm: “chuyển” các trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu thành trung tâm lợi nhuận để “định lượng” được thành quả của bộ phận thông qua hàm khoán chi phí. Ngoài ra, để tập trung sự quan tâm của mọi bộ phận đến việc hoàn thành mục tiêu chung của đơn vị thì hàm chi phí này được nghiên cứu và thêm vào biến số chung – đó là doanh thu và tiền thu bán hàng trong kỳ của toàn Công ty.
Sẽ chỉ là lý thuyết xuông nếu như không có thực tế kiểm định hệ thống kiểm soát chi phí này. Việc thực hiện khoán phí diễn ra quý III/2004 tại hai bộ phận thí điểm là kinh doanh và sản xuất – bước đầu khá suôn sẻ, đã mang lại niềm tin cho Lãnh đạo Công ty. Đương nhiên hệ thống kiểm soát chi phí – do chính tác giả xây doing và trực tiếp thực hiện - còn phải bổ sung, hoàn thiện thêm nữa trước khi triển khai thực hiện đại trà nhưng tinh thần đổi mới công tác kiểm soát nhấn mạnh yếu tố con người – đã được tập thể Công ty chấp nhận như một vũ khí để cùng Công ty bước vào cuộc chiến cạnh tranh hiện tại.
Kết luận
Kiểm soát tốt chi phí là điều mong muốn của các nhà quản lý cấp cao. Tuy nhiên, biến điều mong muốn của Lãnh đạo Công ty này thành sự chú ý, quan tâm của toàn thể nhân viên trong một công ty lại là một điều khó khăn. Hàm khoán chi phí được xây dựng dựa trên mục tiêu của bộ phận và mục tiêu chung của đơn vị – đã được các thành viên trong bộ phận quan tâm. Sự quan tâm này thể hiện ở mức cao vì việc thực hiện thành công hay thất bại hàm khoán chi phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của từng thành viên trong tổ chức. Rõ ràng hàm khoán chi phí là công cụ hữu hiệu và đắc lực giúp Lãnh đạo Công ty có thể hướng mọi người thực hiện nhiệm vụ được giao với tính tự giác cao cũng như không “vô cảm” trước những thành quả chung của Công ty.
Như vậy, đề tài ‘Xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí trong điều kiện áp dụng hình thức khoán chi phí từng bộ phận trong Công ty cổ phần hóa dầu Mekong” đã đạt được mục tiêu đề ra trong việc tăng cường việc kiểm soát chi phí nên xuất phát từ cơ sở, từ các trung tâm trách nhiệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Việc thí điểm khoán phí tại hai bộ phận kinh doanh và sản xuất mặc dù phát sinh một số bất cập cần giải quyết ngay nhưng đã giúp tác giả cảm nhận được mối quan hệ khăng khích giữa lý luận và thực tiễn, giúp tác giả tích lũy thêm kinh nghiệm quí báu trong công tác xây dựng kế hoạch.
Đề tài sẽ tiếp tục được mở rộng nghiên cứu thông qua việc xây dựng hàm khoán cho các trung tâm lợi nhuận còn lại, xây dựng hàm khoán cho trung tâm đầu tư – cấp Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc . để nó có thêm sức sống và có thể hữu dụng cho các nhà quản trị các cấp.[URL="/downloads.php?do=file&id=4007"]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16