Mã tài liệu: 276333
Số trang: 22
Định dạng: zip
Dung lượng file: 112 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng. Nếu trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường nói chung là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh thì trong nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, tiền tệ – vốn ngày càng trở nên quan trọng. Sự phát triển năng động với tốc độ cao của kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Nói một cách khác thì sự phát triển của kinh tế thị trường làm xuất hiện các chủ thể cần nguồn tài chính. Chủ thể cần nguồn tài chính trước tiên là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước, các hộ gia đình .v.v.. Kinh tế càng phát triển thì quan hệ cung cầu nguồn tài chính lại càng tăng, các hoạt động về phát hành và mua bán lại các giấy tờ có giá cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính.
Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được được trao quyền sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên quyền sử dụng các nguồn tài chính được trao cho chủ thể khác sử dụng trong thời hạn bao lâu được gọi là ngắn thì còn phụ thuộc vào mỗi nước. Nhưng thông thường trên thị trường tiền tệ người ta chuyển giao quyền sử dụng nguồn tài chính có thời hạn từ một ngày đến một năm. Chính vì tính chất ngắn hạn đó nên thị trường tiền tệ cung ứng các nguồn tài chính có khả năng thanh toán cao và những người tham dự ít bị rủi ro. Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có rất nhiều chủ thể với những mục đích khác nhau: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm soát hoạt động của thị trường. Trong đó Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ; Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, tương ứng với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương giám sát hoạt động của các ngân hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm soát hạn mức tín dụng, quản lí lãi suất của các ngân hàng thương mại… làm cho chính sách tiền tệ luôn được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó.
Tại tất cả các nước, Ngân hàng trung ương được sử dụng như một công cụ quan trọng trong điều chỉnh kinh tế của nhà nước vì ngân hàng trung ương nắm trong tay các mối liên hệ kinh tế quan trọng nhất. Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế hàng hoá tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường, trong những năm qua thị trường Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện theo xu hướng năng động, tích cực phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Mặc dù đến nay quy mô của thị trường này còn rất khiêm tốn nhưng nó đã đóng vai trò nhất định trong việc kết nối cung cầu về vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, doanh nghiệp .v.v.. Đặc biệt thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng trong việc bảo đảm khả năng thanh toán, an toàn hệ thống cũng như mở rộng hệ thống cho vay.
Đạt được những kết quả đó, một phần lớn là do vai trò điều tiết tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Những đổi mới trong quá trình điều tiết, kiểm soát tiền tệ trong , kiểm soát thị trường những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tài chính và phát triển thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện vai trò điều tiết tiền tệ của ngân hàng trung ương còn có những hạn chế. Những hạn chế này ở một chừng mực nhất định sẽ có ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
Việc nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ sẽ đi sâu vào những thực trạng, những mặt được và cần khắc phục để tăng cường hơn nữa phạm vi, hiệu quả điều tiết tiền tệ của Ngân hàng trung ương, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn và phù hợp thông lệ, nhằm xây dựng một thị trường tiền tệ lành mạnh, hiệu quả và mở ra một vận hội lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước khi bước vào thế kỷ 21 với chương trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, tiến tới hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Chính vì thế mà em đã chọn đề tài “Vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ.” .Đề tài mang ý nghĩa to lớn đối với công cuộc phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.Đây là một đề tài có tính chất rộng lớn, với kiến thức hạn hẹp của mình chắc chắn bài viết của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong có được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16