Mã tài liệu: 268630
Số trang: 26
Định dạng: zip
Dung lượng file: 224 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái
I. Khái niệm tỷ giá:
Theo cách hiểu thông thường thì Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Hay nói cách khác : Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác.
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái, do cách tiếp cận vấn đề khác nhau, đôi khi do cách diễn đạt khác nhau. Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của thương mại quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản, hàng hoá không có biên giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó.
Trên phương diện kinh tế, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế vốn có cuả nền sản xuất hàng hoá, nó cho thấy sức mua đối ngoại thực tế của một đồng tiền trên thị trường quốc tế.
II . Các chế độ tỷ giá
Đối với mỗi quốc gia và ngay trên phạm vi quốc tế thì việc lựa chọn, áp dụng chế độ tuỷ giá nào là hết sực quan trọng. Bởi vì các chế độ tỷ giá khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến cân bằng kinh tế đối ngoại (cán cân thanh toán quốc tế), xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp …Cho đến nay, chúng ta đã biết đến 3 chế độ tỷ giá cơ bản, đó là : Chế độ bản vị vàng, chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi.
Trong đó, chế độ tỷ giá thả nổi lại được chia thành : Thả nổi tự do và thả nổi co quản lý.
Việc áp dụng chế độ tỷ giá nào của mỗi quốc gia phụ thuộc vào: Trình độ phát triển kinh tế, tính chất tham gia hợp tác quốc tế, tức độ mở cửa kinh tế và tốc độ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
Trong thực tế, dù áp dụng chế độ tỷ giá nào, đều có những điểm tích cực và hạn chế của chúng. Điều nay đẫ được Samuelson mô tả như sau “Chế độ tỷ giá cố định cung cấp cho ta một cái neo, nhưng con tàu bỏ neo nhiều khi lại nguy hiểm hơn con tàu đang đi và nếu để các đồng tiền theo giá cả thị trường tự do thì chúng ta lang thang, quanh quẩn như vị thuỷ thủ say khướt"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem