Mã tài liệu: 297837
Số trang: 16
Định dạng: zip
Dung lượng file: 41 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Một trong những cống hiến vĩ đại của Mác, Ăng-ghen là để lại cho nhân loại một di sản lý luận đồ sộ. Mục tiêu của Đảng ta hiện nay là: nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho học thuyết này chiếm vị trí thống trị trong đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội ta, làm cho chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cách mạng Việt Nam. Cho nên sự thắng lợi của Cách mạng Việt nam, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta tuỳ thuộc vào việc triển khai và thực hiện lý luận Khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác phẩm “Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” là một tác phẩm nhằm tổng kết lại toàn bộ triết học và chủ nghĩa Mác. Đánh giá lại những đóng góp và hạn chế của Phoi-ơ-bắc. Tác phẩm được viết trong giai đoạn Ăng-ghen bảo vệ, phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa Mác. Do đó nó có một vai trò quan trọng trong việc trang bị cho giai cấp công nhân cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh giai cấp chống lại triết học tư sản.
Bài tiểu luận: Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đứctập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
• Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
• Những nội dung tư tưởng triết học trong tác phẩm.
• Giá trị, ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng tư tưởng triết học trong tác phẩm đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Về phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở các kiến thức đã được nghiên cứu về lịch sử triết học, hệ thống các quan điểm, học thuyết trước Mác và cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật tìm hiểu về nội dung của tác phẩm, từ đó rút ra các tư tưởng triết học, ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng trong thực tiễn Cách mạng ở Việt nam.
Tiểu luận được chia thành 4 phần chính như sau:
I. Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm.
II. Nội dung tư tưởng triết học trong tác phẩm
III. Ý nghĩa của tác phẩm
IV. Kết luận
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chuyên đề này, dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng sẽ còn những sai sót, cần bổ sung. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, sửa chữa, góp ý từ các thầy và các bạn.
IV. KẾT LUẬN
Tác phẩm “Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” được Ăng-ghen (1886) viết nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm này ông trình bày các vấn đề chủ yếu sau:
• Lịch sử triết học; như vấn đề cơ bản của triết học, đối tượng và phương pháp luận mác xít về lịch sử triết học; động lực phát triển của tư tưởng triết học. Đánh giá lại triết học của Hêghen, phê phán tính không triệt để của triết học Phoi-ơ-bắc.
• Trình bày khái quát và hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ra đời trong thời kỳ phong trào công nhân thế giới rơi vào khủng khoảng, trì trệ, tác phẩm đã góp phần quyết định vào việc trang bị cho giai cấp công nhân cơ sở lý luận chính trị để chống lại chủ nghĩa cơ hội và mọi biến tướng của nó, chống lại hệ tư tưởng tư sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT Tên tài liệu
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Triết học (tập 1, 2, 3) - Dùng cho Nghiên cứu sinh và Học viên cao học không thuộc chuyên ngành Triết học. NXB Chính trị Quốc gia – năm 2001.
Phoi-ơ-bắc sự đối lập giữa quan điểm duy vật chủ nghĩa và quan điểm duy tâm chủ nghĩa-Nhà xuất bản sự thật- năm 1977.
Hệ tư tưởng Đức – Nhà xuất bản sự thật - năm 1977.
Các Mác, Phri đích Ăng-ghen – Tuyển tập (Tập 6) – NXB Sự thật – năm 1984.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17