Mã tài liệu: 279808
Số trang: 12
Định dạng: zip
Dung lượng file: 58 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Khái niệm về thời kỳ quá độ
Theo nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, từ một phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao hơn đòi hỏi phải có một thời kỳ quá độ trung gian mà trong thời kỳ hay bước quá độ đó thì phương thức sản xuất cũ đã bộc lộ những mặt hạn chế và khuyết tật của nó nhưng nó chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Đồng thời phương thức sản xuất mới đã bắt đầu xuất hiện những mầm mống kinh tế tiến bộ nhưng vừa ra đời và còn hết sức non yếu. Từ đó Lê Nin khẳng định rằng thời kỳ quá độ là cả thời kỳ cải tiến cách mạng không ngừng và triệt để, từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ là từng bước tạo lập cơ sở vật chất kỳ thuật cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) dựa trên nền đại công nghiệp cơ khí hoá. Thời kỳ quá độ bắt đầu từ khi cuộc cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản nắm được quyền lãnh đạo đất nước. Thời kỳ quá độ sẽ kết thúc sau khi xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.
2. Vì sao nước ta cần phải trải qua thời kỳ quá độ lên CNXH
Tính tất yếu khách quan cần phải trải qua thời kỳ quá độ lên CNXH. Nước ta tiến lên CNXH từ một điểm xuất phát điểm hết sức thập, hơn nữa nước ta cũng là một trong các quốc gia có đặc điểm tương đồng với các quốc gia khác khi thực hiện mục tiêu đi lên CNXH. Hơn nữa lịch sử loài người đã lần lượt trải qua 5 phương thức sản suất từ thấp đến cao và để chuyển từ một phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao thì theo tính quy luật phải tồn tại một thời kỳ quá độ trung gian. Sự tất yếu phải có thời kỳ quá độ lên CNXH bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Đặc điểm hình thành phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và mục đích của cuộc cách mạng vô sản: các phương thức sản xuất trước CNCS đều dựa trên quan hệ sở hữu chiếm hữu tư nhận về tư liệu sản xuất. Vì vậy khi phương thức sản xuất cũ bộc lộ những khuyết tật thì những mầm mống của một phương thức sản xuất mới đã được hình thành và thai nghén ngay trong lòng phương thức sản xuất cũ cả về mặt lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất. Những phương thức sản xuất CSCN lại có một đặc trưng hết sức khác biệt là dựa trên chế độ sở hữu công hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Vì vậy có thể khẳng định quan hệ sản xuất CSCN chỉ được hình thành và phát triển sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp những người lao động làm thuê giành được chính quyền và được làm chủ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem