Mã tài liệu: 231332
Số trang: 85
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,044 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mục đích của nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của tính thanh
khoản thị trường đối với sự ổn định của hệ thống tài chính, giải thích con đường từ rủi
ro thanh khoản dẫn đến khủng hoảng tài chính như thế nào, cũng như chỉ ra những sai
lầm trong việc qui định, giám sát hiện nay và tìm ra biện pháp cải cách chúng.
Chúng tôi nghiên cứu sự mở rộng các khái niệm về tính thanh khoản và mối
liên hệ giữa những biến đổi của hệ thống tài chính và tính “dễ bị tổn thương” của
chúng đối với các rủi ro thanh khoản. Tiếp theo, chúng tôi tập trung vào các nguyên
nhân gây ra rủi ro thanh khoản trong khủng hoảng tài chính vừa qua. Sau đó, chúng
tôi đi vào phân tích những bài học rút ra được từ cuộc khủng hoảng về các qui định và
việc giám sát thị trường tài chính.
Cuối cùng quay trở lại với hệ thống tài chính Việt Nam, chúng tôi phân tích và
đánh giá lại rủi ro thanh khoản, điểm giống và khác của Việt Nam so với thế giới, để
đưa ra những gợi ý hữu ích về việc quản lý và giám sát hiện tại.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong
việc ổn định hệ thống tài chính
1. Định nghĩa và sự mở rộng các khái niệm của tính thanh khoản:
Như Crockett đã nói: “Tính thanh khoản dễ nhận ra hơn là định nghĩa nó”.
Định nghĩa thanh khoản mang tính trừu tượng và đòi hỏi sự tư duy cao. Theo dòng
lịch sử, thanh khoản đã song hành với sự phát triển của khái niệm tiền tệ và đã thay
đổi theo quá trình mở rộng tài chính, trong một phạm vi rộng hơn, nó thay đổi theo sự
cải tiến trong cấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính. Trong phần này chúng ta
sẽ cùng điểm qua những định nghĩa và khái niệm mà các nhà kinh tế học đã đưa ra về
tính thanh khoản và qua đó cũng chứng minh một điều rằng, tính thanh khoản ngày
nay đã phát triển phức tạp hơn rất nhiều, một dịp để chúng ta nhìn nhận lại.
Lý thuyết tài chính cho rằng, với những bất hoàn hảo của thị trường vốn, dịch
chuyển nguồn vốn giữa những thành phần kinh tế trong một khoảng thời gian yêu cầu
một lượng tài sản tài chính phi rủi ro thích hợp trong nền kinh tế: để lưu giữ giá trị và
là công cụ trao đổi được đông đảo những người tham gia trên thị trường chấp nhận.
Đó chính là định nghĩa tiền giấy hay tiền pháp định, tiền vừa đảm nhiệm chức năng là
đơn vị hạch toán, vừa giữ chức năng là trung gian trao đổi. Ở đây, chúng tôi muốn đề
cập đến một dạng thanh khoản truyền thống và đơn sơ nhất là thanh khoản tài sản.
Khái niệm này có thể nói là quen thuộc và được chấp nhận phổ biến nhất “Tiền là tài
sản có tính thanh khoản cao nhất nên tiền cũng được lựa chọn làm thước đo cho khả
năng thanh khoản của các tài sản khác.”
Lý thuyết tài chính cũng lý giải vai trò của các ngân hàng thương mại như là
những nhà cung cấp tính thanh khoản: bởi chức năng trợ cấp những khoản vay hoặc
nắm giữ những chứng khoán nợ sơ cấp được phát hành bởi các thành phần kinh tế có
nhu cầu được cung cấp thêm vốn, bởi chức năng tập trung nguồn vốn từ những nhà
đầu tư bằng cách phát hành “chứng khoán nợ gián tiếp”. Do sự phát triển lớn mạnh và
nhất là những đặc tính trong hợp đồng của các chứng khoán nợ này, chúng được cân
nhắc và chấp nhận chung như là một sự thay thế, trong hầu hết các mối quan hệ, cho
cơ sở tiền tệ hợp pháp. Điều này đã dẫn dắt đến định nghĩa của khái niệm thanh
khoản ngân hàng, thanh khoản ngân hàng bao gồm cả khả năng ngay lập tức của
ngân hàng và tính thanh khoản được cung cấp từ phát hành dòng tín dụng.
Rủi ro thanh khoản ngân hàng vì thế liên kết cả với khả năng đáp ứng nghĩa vụ
của ngân hàng đối với người gửi tiền ở ngân hàng họ cũng như việc chuyển tiền gửi
thành tiền mặt khi cần thiết (bằng cách rút bớt “drawing-down” dòng tín dụng) và
chức năng duy trì sự cân bằng giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra. Những dòng tiền
này được quản lý dưới sự điều hành và kiểm soát của ngân hàng trung ương, nó bảo
đảm tính có sẵn của cơ sở tiền tệ cần thiết để giữ vững sự phát triển của tiền ngân
hàng. Ngân hàng trung ương cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và
làm mạnh thêm cơ sở hạ tầng cần thiết để ổn định hệ thống tài chính.
Trong suốt những thập niên gần đây, sự phát triển nhanh chóng của thị trường
tài chính, đặc biệt là sự trưởng thành trong vai trò của thị trường chứng khoán thứ cấp
đã tạo nên sự mở rộng hình ảnh của tài sản tài chính, bao gồm cả định nghĩa của thanh
khoản. Do đó, chúng ta đang chứng kiến sự tiếp nhận một khái niệm mới là thanh
khoản thị trường, mức độ thanh khoản này được định trên cơ sở một số đặc điểm
hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán như sau (Bervas, 2006):
ã Chi phí giao dịch được đo lường bởi thời gian chào bán – mua của giao
dịch chứng khoán.
ã Chiều sâu thị trường, tức là khối lượng giao dịch có thể thực hiện ngay
lập tức mà không có sự thay đổi của giá giới hạn.
ã Khả năng hồi phục của thị trường, nghĩa là tốc độ mà giá cả có thể trở
lại trạng thái cân bằng của nó sau một cú sốc ngẫu nhiên trong dòng giao dịch.
Những đặc điểm đã kể trên của thanh khoản thị trường được thể hiện đầy đủ
trong những thị trường có tổ chức, nơi giao dịch những tài sản tài chính đúng chuẩn
được phát hành rộng rãi, nơi đảm bảo sự công bằng cho nhà đầu tư, hứa hẹn cung cấp
cho họ những thông tin chính xác về tài sản giao dịch và nhà phát hành
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 18