Mã tài liệu: 291619
Số trang: 49
Định dạng: zip
Dung lượng file: 153 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Các quan hệ xã hội luôn luôn vận động và phát triển trong khi pháp luật thuộc phạm trù “tĩnh”, nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Pháp luật luôn đi sau sự phát triển của các quan hệ xã hội và bị điều kiện kinh tế- xã hội chi phối. Pháp luật cũng có tác động trở lại các quan hệ xã hội và các điều kiện kinh tế- xã hội, trong chừng mực nhất định, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một khuôn phép.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, quan hệ lao động cũng trở nên đa dạng, phức tạp, các tranh chấp lao động phát sinh nhiều, do đó, cần có một cơ chế pháp lý điều chỉnh quan hệ, giải quyết tranh chấp lao động giữa cơ quan có thẩm quyền và các bên tranh chấp. Luật tố tụng lao động ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Vì là một ngành luật mới, các thẩm phán lại có ít kinh nghiệm về lĩnh vực lao động. Hơn nữa, quan hệ pháp luật nội dung mà nó chi phối có nhiều điểm tương đồng với luật dân sự. Do đó, Luật tố tụng lao động cũng có nhiều điểm giống với Luật tố tụng dân sự - đặc biệt là trình tự tố tụng.
Thực tế đã cho thấy, có nhiều hiện tượng sai lầm trong việc việc áp dụng pháp luật hình thức để giải quyết các tranh chấp về nội dung. Các Toà án còn nhầm lẫn trong việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết... từ đó, đã dẫn đến tình trạng giải quyết vụ án không chính xác, quyền và lợi ích của các bên đương sự không được đảm bảo...
Việc xác định và áp dụng sai thủ tục giải quyết là do xác định sai quan hệ nội dung, đặc biệt là không phân biệt được sự khác nhau giữa quan hệ pháp luật lao động và quan hệ pháp luật dân sự cũng như Luật tố tụng lao động và Luật tố tụng dân sự.
Cho đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về tố tụng lao động nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động mà không nhằm mục đích so sánh với các luật hình thức; chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu sự khác nhau giữa tố tụng lao động và tố tụng dân sự.
Xuất phát từ những lý do đó, việc nghiên cứu “Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự” là cần thiết, góp phần đưa lại một cách nhìn đúng đắn và áp dụng pháp luật được chính xác, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp đại học của mình
Luận văn được nghiên cứu ở phạm vi còn hạn chế. Đó là các quy định khác nhau giữa hai ngành luật này, lý giải sự khác nhau ấy; đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật tố tụng lao động.
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, chứng minh... trong đó, phương pháp so sánh là chủ yếu, đề tài được hoàn thành với nội dung, kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương I. Cơ sở của việc giải quyết tố tụng lao động tại Toà án và khái niệm tố tụng lao động
Chương II. Sự khác nhau cơ bản giữa tố tụng lao động và tố tụng dân sự
Chương III. Tình hình áp dụng pháp luật tố tụng lao động giải quyết các tranh chấp lao động
KẾT LUẬN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 862
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 862
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 976
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 3968
⬇ Lượt tải: 28
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16