Mã tài liệu: 269290
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 189 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
***********NHÀ MÁY ĐIỆN CƠ HÀ NỘI**********
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Miền Nam, ngày 15 - 1 - 1961 Bộ Công nghiệp nặng đã triệu tập hội nghị hiệp thương giữa ba cơ sở: Phân xưởng đồ điện I - thuộc trường kỹ thuật I, Phân xưởng đồ điện thuộc tập đoàn sản xuất Thống Nhất và xưởng cơ khí Công tư hợp doanh Tự lực để thành lập Nhà máy Chế tạo Điện cơ nay là Công ty Chế tạo Điện cơ thuộc Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện - Bộ công nghiệp.
Ngay từ những năm đầu thành lập với một số các thiết bị cũ từ thời Pháp thuộc, nhà xưởng là các xưởng trường, xưởng sản xuất ở 22 Ngô Quyền, 2F Quang Trung và 44B Lý Thường Kiệt, với 571 CBCNV Nhà máy đã phải mất nhiều công sức để vượt qua các khó khăn phức tạp của việc sát nhập, tư tưởng cục bộ mất đoàn kết và bắt tay vào tổ chức sản xuất, sản phẩm ban đầu là các động cơ 0,1 KW đến 10 KW và các phụ tùng thiết bị sản xuất. Năm 1961 Nhà máy đã phấn đấu sản xuất được 4288 động cơ và sản phẩm các loại.
Năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Xã Hội Chủ nghĩa. Hàng trăm CBCNV Nhà máy đã xung phong lên đường nhập ngũ, chiến đấu trên khắp các chiến trường đánh Mỹ, chín liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập Tự do của Tổ quốc. Đại hội pháo cao xạ 100 ly cùng hàng trăm tay súng tự vệ ngày đêm trực chiến bảo vệ Thủ đô, góp phần đánh thắng âm mưu phá hoại miền Bắc.Vừa chiến đấu vừa bảo vệ tổ quốc với lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản, chính qui trong và ngoài nước, các thiết kế sản phẩm qui trình công nghệ, tiêu chuẩn xí nghiệp, phương pháp thử nghiệm, qui phạm, nội qui, chế độ ... được từng bước hình thành. Để an toàn cho sản xuất Nhà máy đã sơ tán phân xưởng Khí cụ điện về Văn Giang - Hải Hưng, đến năm 1967 đã tách ra thành Nhà máy khí cụ điện I nay là Công ty VINAKIP. Năm 1968 phân xưởng A5 của Nhà máy cơ khí Hà Nội được Bộ chuyển giao cho Nhà máy.Trong giai đoạn này Nhà máy đã chế tạo động cơ 75 kW, động cơ - máy phát 1 chiều đến 16 kW, máy phát xoay chiều đến 30kW, các máy phát thông tin phục vụ quốc phòng , sửa chữa các động cơ, máy phát cho rađa, tên lửa. Năm 1968 Nhà máy được chính phủ khen thưởng Huân chương lao động hạng nhì. Vào những năm 70 Nhà máy đã có đội ngũ CBCNV lên đến 1480 người, trong đó có gần 100 kỹ sư, hàng năm chế tạo được gần trên 8000 sản phẩm các loại, các công trình tự trang, tự chế đòi hỏi sự sáng tạo cao như xe tải điện, máy vót tre, máy gia công tia lửa điện ... lần lượt ra đời.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16