Mã tài liệu: 297621
Số trang: 55
Định dạng: zip
Dung lượng file: 115 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể khẳng định rằng nền kinh tế của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang khẳng định được bước đi đúng hướng, đồng thời cũng tạo ra một môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện cả về nhân tố cấu thành cũng như hành lang pháp lý. Mặt khác, có thể nói rằng sự giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng theo xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, điển hình là việc Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Nếu một quốc gia chỉ đóng của không giao lưu với nền kinh tế khác và thực hiện cơ chế tự cung tự cấp thì quốc gia đó không thể nào phát triển được. Mà để có một nền kinh tế phát triển thì quốc gia đó phải tăng cường giao lưu hợp tác, thúc đẩy giao lưu, hội nhập với nền kinh tế bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam càng có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nhìn vào thực trạng hiện nay, chúng ta thấy rằng Việt Nam vẫn là một nước được xếp vào nhóm đang phát triển, vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, công nghiệp cũng chưa phát triển mạnh nhưng bù lại chúng ta có rất nhiều tiềm năng. Do đó, để đảm bảo cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước, thì phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Một trong những biện pháp đó là phát triển kinh tế ngoại thương, mở rộng sự hợp tác với các nền kinh tế trên thế giới là một yêu cầu cấp bách.
Điều này đã được Đảng ta khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức VI năm 1986 đã chỉ rõ: “Trong toàn bộ công tác kinh tế đối ngoại, khâu quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu”. Còn tại Đại hội lần thứ VII năm 1991 cũng như Đại hội lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta cũng chỉ ra quan điểm: “Phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự phát triển của kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Và cho đến Đại hội lần thứ IX năm 2000, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ… Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng nhập khẩu”. Như vậy càng khẳng định rằng xuất nhập khẩu có vai trò cần thiết và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhằm phù hợp với sự phát triển trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước cho phép các loại hinh doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh theo phương thức đa phương hóa, đa dạng hóa nghành, xóa bỏ dần sự khác biệt giữa các loại hinh doanh nghiệp. Trước tình hình đó, hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến cũng đã không ngừng đổi mới, phát triển nhiều ngành, nghề sản xuất để cho phù hợp với xu thế chung. Và xuất nhập khẩu cũng là một trong các hoạt động chính của hợp tác xã. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến”. Đề tài chỉ đề cập và nghiên cứu một phần nhỏ trong chế độ pháp lý ngoại thương, cụ thể ở đây là nghiên cứu về thực tiễn ký kết hợp đồng nhập khẩu và thực trạng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến để từ đó có thể đưa ra các kiến nghị và các giải pháp nhằm giúp cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu tại hợp tác xã nói riêng và tại các doanh nghiệp nói chung hiện nay ngày càng hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Kết cấu chính của đề tài này như sau: Ngoài các mục Lời nói đầu, phần Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài được chia làm ba chương chính nhu sau:
Chương I: Cơ sở pháp lý của việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả của hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Hữu Mạnh và thầy giáo Đinh Hoài Nam, các thầy giáo trong khoa Luật Kinh tế và các bộ xã viên của hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến đã hết sức giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
KẾT LUẬN
Hoạt động thương mại quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước ta. Hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Việt Nam vừa tham gia tổ chức thương mại quốc tế WTO, phát triển kinh tế quốc tế góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng ngoại tệ cho nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm này, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Trong điều kiện đó, việc các doanh nghiệp phải đổi mới trong quá trình hoạt động cũng như kinh doanh để có thể theo kịp với tiến trình phát triển của kinh tế.
Qua gần mười năm thành lập và phát triển, hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến đã có những bước đi đúng đắn, tạo được uy tín của mình trên thương trường, ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Có được sự thành công đó, bên cạnh những chính sách đổi mới, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, còn có sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo hợp tác xã, đặc biệt là trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nhựa.
Qua bốn năm rèn luyện và học tập, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo cô giáo và sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Hợp Toàn, thầy giáo Nguyễn Vũ Hoàng cùng các cô chú ở hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến”.
Ở chương 1, chuyên đề phân tích về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hợp đồng xuất nhập khẩu, đặc biệt là phần nhập khẩu. Chương 2 đi sâu phân tích hoạt động của hợp tác xã, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu nhựa, phân tích thực trạng về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã. Ở chương 3, xuất phát từ phân tích chương 1 và chương 2, chuyên đề nêu lên những phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhựa tại hợp tác xã.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Luật, thầy Đinh Hoài Nam và đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Mạnh đã tận tình giúp đỡ, góp ý để em hoàn thành đề tài này.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 3
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu 4
II. HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU 5
1. Khái niệm 5
2. Đặc điểm 6
2.1. Chủ thể 6
2.2. Đối tượng hợp đồng 7
2.3. Đồng tiền thanh toán 7
2.4. Luật áp dụng 7
3. Nguồn luật Điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu 8
3.1. Luật quốc gia 8
3.2. Điều ước quốc tế 10
3.3. Tập quán thương mại quốc tế 11
3.4. Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại 12
III. KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 12
1. Giao kết hợp đồng xuất nhập khẩu 12
1.1. Nguyên tắc giao kết 12
1.2. Giao kết hợp đồng xuất nhập khẩu 13
2. Điều kiện ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng xuất nhập khẩu 14
2.1. Chủ thể của hợp đồng 14
2.2. Hình thức hợp đồng 14
2.3. Đối tượng hợp đồng 15
2.4. Nội dung của hợp đồng 15
2.4.1. Tên hàng 16
2.4.2. Số lượng 16
2.4.3. Qui cách, chất lượng 16
2.5.4. Giá cả 16
2.5.5. Phương thức thanh toán 17
2.5.6. Địa điểm và thời gian giao nhận hàng 17
3. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu 17
3.1. Nguyên tắc thực hiện 17
3.2. Nội dung thực hiện 18
3.2.1. Xin giấy phép xuất nhập khẩu 18
3.2.2. Mở tín dụng thư (thông thường là L/C nếu hợp đồng qui định) 18
3.2.3. Thuê tàu lưu cước, mua bảo hiểm hàng hóa 18
3.2.4. Thủ tục hải quan 19
3.2.5. Giao nhận hàng và kiểm tra hàng hóa 19
3.2.4. Thanh toán 20
4. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu 21
4.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm 21
4.2. Các hình thức trách nhiệm 21
4.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 21
4.2.2. Phạt vi phạm 22
4.2.3. Bồi thường thiệt hại 22
4.2.4. Hủy hợp đồng 22
4.3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm 23
4.2.1. Trường hợp bất khả kháng 23
4.2.2. Lỗi của bên kia hoặc của bên thứ ba 23
4.2.3. Trường hợp do hai bên thỏa thuận 24
5. Giải quyết tranh chấp 24
5.1. Giải quyết tranh chấp do thương lượng giữa các bên 24
5.2. Giải quyết tranh chấp do hòa giải 24
5.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài 25
5.4. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tại Toà án 25
Chương II: THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 27
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 27
1. Địa vị pháp lý 27
1.1. Một số thông tin chủ yếu về Hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến 27
1.1.1. Tổng quan về hợp tác xã 27
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh 27
1.2.Chức năng nhiệm vụ của hợp tác xã 28
1.2.1. Chức năng 28
1.2.2. Nhiệm vụ 28
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của hợp tác xã 28
1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28
1.2.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 29
3. Vấn đề về lao động và tiền lương 30
3.1. Tình hình lao động 30
3.2. Hợp đồng lao động 31
3.3. Hợp đồng lao động 31
4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã 32
4.1. Bảng cân đối kế toán 32
4.2. Bảng cân đối tài khoản 33
4.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 34
II. VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 35
1. Các hình thức hợp đồng 35
1.1. Hợp đồng lao động 35
1.2. Hợp đồng kinh tế 35
1.3. Hợp đồng dân sự 36
2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã 36
2.1. Chủ thể hợp đồng 36
2.2. Hình thức hợp đồng 37
2.3. Đối tượng hợp đồng 38
2.4. Nội dung hợp đồng 38
3. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại hợp tác xã 39
4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã 40
Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP QUYẾT TIẾN 41
I. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP 41
1. Đánh giá chung 41
2. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa tại hợp tác xã công nghiệp Quyết Tiến 42
2.1. Thuận lợi 42
2.1.1. Về phía nhà nước 43
2.1.2. Về phía hợp tác xã 43
2.2. Khó khăn 44
2.2.1. Về phía nhà nước 44
2.2.2. Về phía hợp tác xã 44
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 45
1. Về phía nhà nước 45
1.1. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu 45
1.1.1. Hoàn thiện chính sách nhập khẩu 45
1.1.2. Thủ tục hải quan 46
1.1.3. Hạn ngạch và giấy phép kinh doanh 46
1.1.4. Ký kết và gia nhập các Điều ước quốc tế về Thương mại 47
1.2. Các giải pháp khác 47
1.2.1. Hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế 47
1.2.2. Về chính sách xúc tiến thương mại 47
2. Về phía hợp tác xã 48
2.1. Vấn đề nhân sự 48
2.2. Tăng cường hệ thống tìm kiếm thông tin và mở rộng thị trường 48
2.3. Về quá trình đàm phán 48
2.4. Về vấn đề ký kết hợp đồng 49
2.5. Về vấn đề thực hiện hợp đồng 50
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 2005.
2. Bộ luật Hàng hải.
3. Luật thương mại 2005.
4. Luật Doanh nghiệp 2005.
5. Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
6. Luật Hợp tác xã 2003
7. Luật tổ chức Toà án nhân dân 2002.
8. Bộ luật tố tụng Dân sự 2005.
9. Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980).
10. Nghị định số 12/2006/NĐ- CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 qui định chi tiết luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
11. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 qui định chi tiết luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.
12. Thông tư của ngân hàng nhà nước số 04/2006/TT-NHNN ngày 03 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
13. Thông tư của bộ thương mại số 08/2006/TT-BTM về việc hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất xứ không thuần túy theo nghị định số 19/2006/NĐ-CP.
14. Thông tư của bộ thương mại số 10/2006/TT-BTM ngày 01 tháng 06 năm 2006 bổ sung thông tư 08/2006/TT-BTM.
15. Thông tư của bộ văn hóa thông tin số 48/2006/TT-BVHTT ngày 05 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn một số nội dung qui định tại nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
16. Thông tư của bộ văn hóa thông tin số 95/2006/TT-BVHTT ngày 06 tháng 12 năm 2006 bổ sung thông tư số 48/2006/TT-BVHTT.
2. Tài liệu tham khảo khác
1. Giáo trình luật Thương mại quốc tế trường Đại học KTQD.
2. Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương trường Đại học ngoại thương.
3. Incoterms 2000.
4. UCP 500.
5. Những văn bản pháp luật về Luật Kinh tế trường Đại học KTQD.
6. www.vietlaw.gov.vn
7. www.chinhphu.vn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16