Mã tài liệu: 283909
Số trang: 18
Định dạng: zip
Dung lượng file: 78 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
Cho đến cuối những năm 80, về cơ bản, nền kinh tế nước ta sản xuất nhỏ vẫn phổ biến trạng thái kinh tế tự nhiên hiện vật, tự cung tự cấp còn chiếm ưu thế. Xã hội Việt Nam về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng của văn minh nông nghiệp lúa nước nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển.
Phát triển trở thành nhiệm vụ mục tiêu số một đối với toàn Đảng, toàn dân trên bước đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy phải chuyển toàn bộ nền kinh tế quốc dân sang trạng thái của sự phát triển là phát triển nền kinh tế thị trường, cùng với nó là thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Và với chính sách mở của nền kinh tế, bộ mặt nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện ngày càng đầy đủ hơn. Việc đa dạng hoá loại hình sở hữu cùng với nền kinh tế nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế nước ta, tình trạng lạm phát giảm đi, cùng với sự tăng trưởng nền kinh tế đồng đều. Tuy nhiên cùng với sự phát triển nền kinh tế còn rất nhiều vấn đề tồn tại và phát sinh cần được nghiên cứu và giải quyết đối với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Do đó việc vận dụng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nền kinh tế thị trường là cần thiết, bởi nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần rất đa dạng và phong phú. Về cách thức hoạt động của từng thành phần kinh tế . Việc quản lý tốt các thành phần kinh tế này là rất cần thiết đối vưói nhà nước, nhất là trong quá trình nước ta xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm phát triển mạnh nền kinh tế ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới, tiến tới xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Do đó trong thời kỳ quá độ nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều thành phần là tất yếu khách quan. Vì vậy Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã chỉ ra: phát triển kinh tế hàng hoá hay kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở củng cố và giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh, sự điều tiết và quản lý của nhà nước là chiến lược lâu dài của nước ta. Vì kiến thức hạn hẹp, bài viết của em chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất về nền kinh tế thị trường từ khi nước ta đổi mới đến nay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 17