Mã tài liệu: 219444
Số trang: 20
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 158 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP, MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN CON NGƯỜI
Môi trường sống là tổng hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội và văn hóa bao
quanh con người. Một môi trường lành mạnh, kết hợp hài hòa các yếu tố tự
nhiên xã hội và văn hóa sẽ có đóng góp lớn cho sự phát triển con người và xã
hội. Trái lại, một môi trường không lành mạnh (bị ô nhiễm nặng) sẽ ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người, làm suy giảm điều kiện tồn tại và phát triển của
cộng đồng.
Trong vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã
đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường mang tính toàn cầu, làm biến
đổi khí hậu, gây hậu quả lớn cho phát triển bền vứng kinh tế - xã hội, văn hóa
và đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của con người.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: ô nhiễm môi trường do
nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các hoạt động sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt của con người gây ra; và ô nhiễm môi trường nặng nhất tập trung ở
các đô thị đông dân cư và các khu công nghiệp. Hiện nay, trên thế giới mỗi năm
có hơn 2 tỷ tấn rác thải công nghiệp mỗi năm (có nguy cơ suy giảm môi trường
và ảnh hưởng đến sức khỏe con người), khoảng 500 tỷ tấn nước bẩn thải ra tự
nhiên (và cứ 10 năm thì con số này lại tăng lên gấp đôi). Theo tổ chức y tế thế
giới (WHO), có tới 80% bệnh tật do nguồn nước bẩn này gây ra. Theo dự báo
của Viện nghiên cứu năng lượng Hoa Kỳ, trong khoảng 50 năm đầu thế kỷ XXI,
lượng CO2 trong không khí sẽ tăng lên gấp đôi, chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp gây ra. Tác hại của chúng là làm nhiễm bẩn không khí dẫn đến biến đổi
khí hậu toàn cầu. Đó là nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của hệ sinh thái và số
phận loài người(1).
1 Nguồn: Theo http://www.vnn.vn
Page 1 of 20
Có thể nói, ô nhiễm môi trường (nhất là môi trườn công nghiệp và đô
thị) đã đang gây tổn hại đến sức khỏe con người và trở thành lực cản cho sự
phát triển bền vững của cộng đồng. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển (nơi
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, trong khi chưa có đủ điều kiện để
kiểm soát môi trường) đã và đang diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng
nề.
Ở Việt Nam trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế thị
trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa đã hình thành những khu công
nghiệp tập trung, những đô thị lớn. Có thể nói, những khu công nghiệp và đô thị
lớn này đã giữ vai trò quan trọng trong phát triển và tăng trưởng kinh tế, cải
thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, chúng cũng bộc lộ những hạn chế -
tình trạng ô nhiễm môi trường nặng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và
cản trở sự phát riển của cộng đồng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 17