Mã tài liệu: 272439
Số trang: 11
Định dạng: zip
Dung lượng file: 102 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế, mở cửa hội nhập mà lại dặt ra vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là thiếu nhạy bén, không thức thời, thậm chí là bảo thủ, tư duy kiểu cũ. Thế giới bây giờ là một thị trường thống nhất, cần thứ gì thì mua, thiếu tiền thì đi vay, sao lại chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ?
Hội nhập là một thực tiễn và là nhân tố khách quan cần được tính đến khi xác định chiến lược phát triển. Ngày nay, hội nhập đang trở thành một thực tiễn sinh động trong đời sống kinh tế xã hội ở tất cả các nước, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Vì sao chúng ta lại có nhận định như vậy?
Về thương mại, thật sự đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ. Trong những năm qua, tăng trưởng thương mại nhất là tăng trưởng xuất khẩu cao trên 2 - 3 lần so với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Năm 2000 đã đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong thương mại quốc tế của Việt Nam. Xuất khẩu đạt 14.308 triệu USD và nhập khẩu 15.200 triệu USD, như vậy thương mại hai chiều đạt 29.508 triệu USD, bằng 95% GDP. Đây là một tỉ lệ rất cao so với nhiều nước trong khu vực. Đối với các nước, hội nhập đã không chỉ trở thành một thực tiễn, mà là còn một nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế.Vấn đề lúc này đối với đất nước chúng ta không phải là bàn xem “nên hội nhập hay không nên hội nhập, “hội nhập lợi nhiều hay hại nhiều... vấn đề phải là nên lựa chọn quyết sách như thế nào, cần phải có những điều kiện gì để có thể thu được hiệu quả cao nhất khi đưa đất nước đi vào hội nhập. Nhưng suy cho cùng yếu tố quyết định thành công của hội nhập kinh tế quốc tế là nội lực của một quốc gia, là hiệu quả và sức cạnh tranh của bản thân nền kinh tế đó.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trị độc lập tự chủ mà còn là đòi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có hiệu quả ngay cho chính nền kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Nước ta phát triển kinh tế để đi lên chủ nghĩa xã hội, bối cảnh kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội thường xuyên tìm cách ngăn cản và chống phá sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếu không xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ thì dễ bị lệ thuộc, bị các thế lực xấu, thù địch lợi dụng vấn đề kinh tế để lôi kéo, hoặc khống chế, ép buộc chúng ta thay đổi chế độ chính trị đi lệch quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định “Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đòng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng trưởng quốc phòng - an ninh” [ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX-Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Hà Nội 2001-trang 89 ].
Với nhiệm vụ là một môn khoa học nghiên cứu thế giới ở tầm bao quát nhất, triết học cũng đưa ra một nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của sự vật. Vận dụng nguyên lý này vào mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế tôi hy vọng có thể đưa ra câu trả lời về sự đúng-sai, chính xác hay không chính xác trong ý kiến trên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 17