Tìm tài liệu

Nghien cuu giai phap chu yeu nham tao viec lam cho thanh nien nong thon huyen Thai Thuy tinh Thai Binh

Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

Upload bởi: trinhconghoa

Mã tài liệu: 241178

Số trang: 121

Định dạng: doc

Dung lượng file: 1,014 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Luận văn dài 124 trang: Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng. Những chủ trương, chính sách đó đã, đang đi vào thực tế cuộc sống nông thôn, từ đó mà nhiều cơ hội việc làm ở nông thôn được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, giảm tỷ lệ phân biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm sức ép lao động về các thành phố lớn, trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, phân bổ cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các tai tệ nạn xã hội, giữ vững truyền thống văn hoá làng quê, xây dựng củng cố Đảng, chính quyền và hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn .Tuy vậy, thiếu việc làm đối với lao động nông thôn nói riêng và thanh niên nông thôn nói chung vẫn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng TNNT chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại các vùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn. Cùng với tư tưởng coi trọng " Đại học" của các gia đình, dòng họ, bản thân TN học sinh nên dẫn đến đa số TNNT đều có nguyện vọng thi vào các trường "Đại học", sau khi tốt nghiệp Đại chọc, Cao Đẳng họ cũng không muốn về nông thôn làm việc mà tìm kiếm việc làm tại thành thị, họ chưa tha thiết với sản xuất, công tác tại ở nông thôn và tham gia học nghề, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng lớn TN tại các vùng nông thôn để tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá làng quê nông thôn Việt Nam; làm mất cân bằng cơ cấu giữa Đại học và học nghề.

Thái Thụy là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, TN từ 16 đến 30 tuổi chiếm 23,8% dân số và chiếm 61% lực lượng lao động của huyện. Qua điều tra về việc làm – lao động của phòng Lao động và thương binh xã hội, có 2,7% TNNT có chuyên môn kỹ thuật bậc trung (1460 người); nhân viên kỹ thuật làm văn phòng 1% (540 người); lao động giản đơn, phi nông nghiệp 27% (14604 người), lao động nông nghiệp là 32% (17309 người). Tỷ lệ TN thiếu việc làm từ độ tuổi 15-29 chiếm 33% (18537 người). Trước những khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, đa số TNNT trong huyện rời quê hương đi làm ăn xa chiếm 20-30%.( 15.885 TN). Trước thực trạng đó, thực hiện phong trào " Sáng tạo trẻ", phong trào " Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn nội dung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” (Kỹ thuật mới, Ngành nghề mới, mô hình mới và thị trường mới), Nghị quyết Trung ương Đoàn khoá IX, Nghị quyết 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về việc " Tăng cường sự lãnh đạo của của Đảng đối với TN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH", Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện 5 năm 2005 - 2009 . Đoàn TN huyện, xã đã tín chấp cho đoàn viên TN vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm quốc gia, vốn người nghèo, vốn học sinh, sinh viên nghèo, vốn xuất khẩu lao động, vốn nước sạch vệ sinh môi trường để phát triển sản xuất kinh doanh, học nghề , tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn Đã có trên 11.000 TN được vay trên 60 tỷ đồng để học Đại học, cao đẳng, THCN, đồng thời có 1.521 hộ gia đình TN vay trên 15 tỷ đồng các hộ gia đình TN tự cho nhau vay trên 5 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi, xây dựng trang trại; du nhập nghề tiểu thủ công nghiệp mới; phát triển dịch vụ đóng tàu vận tải; tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản. Tổ chức các hoạt động việc làm cho thanh niên, như: tư vấn, định hướng, hội chợ việc làm, thanh lập câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ, trang trại trẻ; phát triển đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện; đảm nhận các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội Theo báo cáo của Đoàn TN huyện, đã có trên 5.000 TN được dạy nghề, trên 23.763 TN được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trên 18.000 TN được giới thiệu việc. Thông qua đó, Đoàn TN đã phát huy vai trò xung kích trong hướng nghiệp, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho TN, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, thiếu việc làm việc làm, thiếu định hướng nghề nghiệp . vẫn là vấn đề xã hội tồn tại trong TNNT hiện nay và các năm tới. Tỷ lệ TNNT thất nghiệp, thiếu việc làm cao và đang có xu hướng tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và áp dụng kỹ thuật công nghệ sử dụng ít lao động. Một bộ phận TN vi phạm pháp luật, nghiện hút ma tuý, mại dâm, nhiễm HIV;AIDS mà nguyên nhân chủ yếu là do không có nghề nghiệp, việc làm.

Xuất phát từ thực tiễn khách quan đó, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

- Khái quát thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn trong huyện

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thanh niên sinh sống, lao động, sản xuất trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng việc làm, vấn đề tư vấn, cách thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

* Về không gian: Địa bàn huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình.

* Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn 2006 – 2008. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên, hộ gia đình thanh niên, mạng lưới tạo việc làm, các cơ quan năm 2009.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

2.1 Những vấn đề lý luận

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho thanh niên

- Lao động: là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.

+ Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.

+ Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. (Theo quy định của Luật lao động)

- Nguồn lao động

Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc.

Như vậy nguồn lao động bao gồm:

- Người có việc làm ổn định

- Người có việc làm không ổn định

- Người đang thất nghiệp

- Việc làm:Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.

Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.

- Người có việc làm:

- Người có việc làm là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm. ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, còn ở nước ta mức chuẩn này là 8 giờ.

Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm vì các lý do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi học có hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian thực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ, vẫn được tính là người có việc làm.

Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra. Người có việc làm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm.

- Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ quy định đối với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại.

- Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc khi có việc làm.

- Thất nghiệp

Thất nghiệp là từ Hán - Việt (thất: mất mát, nghiệp là việc làm) chỉ tình trạng không có việc làm mang lại thu nhập, người cần có việc làm nhưng lại không có việc sẽ gặp khó khăn hoặc không thể chi trả các khoản đóng góp, thuế, nợ nần Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm Theo luật lao động nước ta sửa đổi và bổ sung năm 2002: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”. Căn cứ vào thời gian thất nghiệp mà người ta chia thất nghiệp ra thành thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn.

Thất nghiệp dài hạn là thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc tính từ thời điểm điều tra trở về trước.

Ở nông thôn tình trạng thất nghiệp hiếm thấy nhưng tình trạng thiếu việc làm thì phổ biến.

* Những người không thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (còn được gọi là dân số không hoạt động kinh tế) bao gồm: Toàn bộ số người chưa đủ từ 15 tuổi trở lên nên không thuộc bộ phận người có việc làm và thất nghiệp.Những người không hoạt động kinh tế vì các lý do: Đang đi học, đang làm công việc nội trợ cho gia đình, già cả ốm đau kéo dài, tàn tật không có khả năng lao động, tình trạng khác.

- Người thất nghiệp

Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc.

* Căn cứ vào thời gian thất nghiệp,người thất nghiệp được chia thành: Thất nghiệp ngắn hạn và thất nghiệp dài hạn.

- Thất nghiệp ngắn hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.

- Thất nghiệp dài hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.

Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm.

* Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp phân ra thành ba loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ và thất nghiệp có tính cơ cấu.

- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thậm chí trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn có một số chuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường hoặc chuyển đến một nơi sinh sống mới. Hay phụ nữ có thể trở lại lực lượng lao động sau khi sinh con. Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc mới tốt hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “Tự nguyện”.

- Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong khi đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy trong thực tế xảy ra sự mất cân đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công nghệ. Nếu tiền lương rất linh hoạt trong những khu vực có nguồn cung cao và tăng lên trong những khu vực có mức cầu cao.

- Khái niệm về thu nhập:

Thu nhập là phần còn lại của giá trị tổng thu từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất các ngành nghề sau khi đã trừ đi các khoản chi phí vật chất, khấu hao tài sản cố định, lãi vay thuê công lao động ngoài.

Ngoài ra thu nhập còn được hiểu là nguồn thu của một bộ phận có thu nhập từ tiền lương, trợ cấp, thương bệnh binh, chế độ chính sách khác.

Mỗi người lao động đều mong ước có được thu nhập cao, để đáp ứng cho các khoản chi phí trong cuộc sống, đáp ứng cho nhu cầu cá nhân của con người. Tuy vậy chúng ta chỉ có thể đạt được thu nhập cho bản thân sau khi lao động trong một giới hạn, do đó con người luôn tìm cách để nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao thu nhập.

Một thực tế hiện nay là năng suất lao động của người dân nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng vẫn còn thấp nên dẫn đến thu nhập của người dân thường thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện tại khi giá cả các mặt hàng ngày càng đắt đỏ hơn.

Trên thế giới có nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề thu nhập, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, thảo luận về vấn đề này. Các đề tài nghiên cứu hay các cuộc hội thảo, thảo luận đều mục đích tìm ra những giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng. Biện pháp chủ yếu đều đưa ra là nhằm nâng cao năng suất của lao động.

- Tư vấn việc làm và nghề nghiệp: là việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho người lao động hợp với khả năng, trình độ của người lao động.

- Tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu, cung ứng và giúp tuyển lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động. Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức dịch vụ việc làm được thu lệ phí, được Nhà nước xét giảm, miễn thuế và được tổ chức dạy nghề theo các quy định tại

- Dạy nghề và tiêu chuẩn nghề kỹ năng nghề:

+ Dạy nghề: là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.

Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.

+ Sơ cấp nghề

Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba thángđến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
  • Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc ...

Upload: vietanhdasx

📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 509
Lượt tải: 16

Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở ...

Upload: vuontoingaymai_nd19852005

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 314
Lượt tải: 16

Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết ...

Upload: vietanhkhmt2

📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 273
Lượt tải: 16

Đoàn Thanh niên thành phố Thái Bình tỉnh ...

Upload: doidai71

📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 255
Lượt tải: 16

Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế ...

Upload: vuduchvktqs

📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 437
Lượt tải: 16

Tiến sỹ Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm ...

Upload: ngocminh1234534

📎 Số trang: 218
👁 Lượt xem: 351
Lượt tải: 16

Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển ...

Upload: nhattoquang

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 436
Lượt tải: 16

Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển ...

Upload: hiepsygiay

📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 236
Lượt tải: 16

Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao ...

Upload: kendydat

📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 394
Lượt tải: 16

Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao ...

Upload: hung20091978

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 336
Lượt tải: 16

Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao ...

Upload: baohanhtoshibaphutho

📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 323
Lượt tải: 16

Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề ...

Upload: boivi_anhyeuem3010

📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 348
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc ...

Upload: trinhconghoa

📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 424
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình Luận văn dài 124 trang: Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển doc Đăng bởi
5 stars - 241178 reviews
Thông tin tài liệu 121 trang Đăng bởi: trinhconghoa - 11/12/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 11/12/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình