Mã tài liệu: 268629
Số trang: 41
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,420 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước... Thống đốc hiện nay là ông Nguyễn Văn Giàu.
Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyết định chính sách tiền tệ, nhằm mục tiêu ổn định giá trị VND, giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, có trách nhiệm:
- Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc giam kế hoạch cung ứng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội.
- Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ( dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường mở, lãi suất, tỷ giá hối đoái), thực hiện việc đưa ra lưu thông, rút tiền tư lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt.
Để xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nươc, ngày 26 tháng 12 năm 1997, Nhà nước ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam( có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1988). Từ đây, mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chi phối bởi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Hội nhập WTO, vừa là cơ hội, nhưng cũng vừa là thách thức cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam trong quá trình đàm phán đã diễn ra rất gay go và quyết liệt nhưng cuối cùng cũng đi đến thành công trên khía cạnh phù hợp với chủ trương của chính phủ và các cam kết của WTO. Về cơ bản Việt Nam cam kết sẽ giành đối xử quốc gia cho các ngân hàng nước ngoài. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài sẽ thâm nhập vào Việt Nam dưới hai hình thức hiện diện thương mại chính là: Một là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Hai là, các nhà đầu nước ngoài sẽ mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo tỉ lệ cho phép
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem