Mã tài liệu: 276250
Số trang: 98
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,706 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ,
TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Khái niệm về đầu tư
Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại tồn tại khá nhiều ý kiến bàn luận xung quanh khái niệm và bản chất của đầu tư, mỗi ý kiến đưa ra đều đúng trên khía cạnh mà lý thuyết xem xét. Vì vậy, cần có một cách nhìn tổng quan để hiểu được bản chất của đầu tư.
Đầu tư đó là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đó bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó là tiềm lực vật chất, tiềm lực phi vật chất, con người, tài nguyên, tiềm năng tài chính, phi tài chính, tài nguyên hữu hình, vô hình…
Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như vận hành một tài sản kinh doanh nào đó như nhà xưởng, máy móc, vật tư cũng như để mua cổ phiếu, trái phiếu lấy lời. Những tài sản đầu tư này có thể sinh lợi dần hoặc thỏa mãn dần một nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương lai.
Từ tất cả các khái niệm về đầu tư và xem xét nó trong quá trình biến động của nền kinh tế ta thấy đầu tư là cơ sở để hình thành tư bản, trong đó bao gồm cả tài sản cố định, vốn sản xuất kinh doanh và cả vốn con người. Như vậy, đầu tư là một khái niệm trừu tượng nên cần một hình thức để thể hiện. Trong kinh tế chính trị học, giá cả là biểu hiện của giá trị trong những hình thái kinh tế xã hội khác nhau, tương tự như vậy vốn đầu tư là sự lượng hoá của đầu tư.
2. Khái niệm về tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô sự tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập giá trị phản ánh qua chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
3. Khái niệm về phát triển
Ngày nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển. Qua thời gian khái niệm phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình biến đổi cả về mặt lượng và mặt chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16