Mã tài liệu: 224484
Số trang: 23
Định dạng: doc
Dung lượng file: 359 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
[FONT="]Năm 2007 đã để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử kinh tế khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 sau khi gói đề nghị của Việt Nam được Đại Hội đồng của WTO chấp nhận vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. Đối với giới lãnh đạo chính trị và dân chúng Việt Nam, trở thành thành viên WTO là cuộc vượt rào cản cuối cùng để Việt Nam hoàn toàn có thể hòa nhập với cộng đồng thế giới, đặc biệt khi mà Mỹ lúc đó vẫn có khả năng ngăn chận chuyện này, và như thế chặn đường phát triển kinh tế của Việt Nam nhằm mục đích đòi hỏi các nhân nhượng về chính trị. Việc gia nhập WTO do đó được các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam coi là một thắng lợi lớn. Và như tất cả các cuộc thắng lợi lớn trong quá khứ, dù là đối với Pháp hay với Mỹ, họ như được uống liều thuốc thánh, trở nên mê hoặc với các kế hoạch vĩ đại bất chấp thực tế.
[FONT="]Lần này, chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin rằng việc nhanh chóng bắt kịp các nước trong khu vực đã nằm trong tầm tay. Kế hoạch năm 2008 đặt mục tiêu tăng GDP ở mức 8.5-9%, bằng cách vừa tập trung kêu gọi nước ngoài đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính gián tiếp, vừa tăng cường vai trò của các tập đoàn quốc doanh và các công ty con của chúng bằng cách cung cấp đất công, tiền ngân sách và tín dụng một cách dễ dãi.
[FONT="]Về mặt chính trị, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất có thể đã tin rằng kế hoạch kinh tế này sẽ được sự ủng hộ của đảng viên và các chính quyền địa phương cả nước bởi vì nó mang lại lợi ích cho họ qua việc phát triển của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh bằng cách cấp tiền vốn ngân sách, phân phát quyền sử dụng đất, tạo ra cổ phần trong hàng trăm các công ty nửa tư nửa công mà các tập đoàn và tổng công ty nhanh chóng dựng nên. Nhưng ngay trong năm 2008 kế hoạch này cũng nhanh chóng,làm lạm phát nhảy vọt, thị trường chứng khoán suy sụp và nền kinh tế bị đe dọa trầm trọng bởi khả năng xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán. Việc này chưa làm mất ghế, nhưng đã làm mất uy tín của vị thủ tướng trẻ, người hình như có đầy tham vọng tập trung quyền điều hành kinh tế vào cá nhân mình. Vào tháng 11 năm 2008, chính phủ Việt Nam đã phải giảm chỉ tiêu tăng GDP xuống 6,7%, nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ đạt được 6,2%.
[FONT="]Phần đầu của bài viết sẽ đánh giá những nét quan trọng về kết quả đạt được trong nền kinh tế. Phần này sẽ là cơ sở để tìm hiểu về hệ quả chính trị có thể có trong phần hai.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16