Mã tài liệu: 281403
Số trang: 32
Định dạng: zip
Dung lượng file: 205 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu có 3 đặc điểm cơ bản sau:
Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu;
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất kinh doanh;
Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
1.3 Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại đều có đặc trưng chung là sự tác động của con người vào các yếu tố lực lượng tự nhiên nằm thoả mãn những nhu cầu nào đó. Vì vậy sản xuất luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Con người có sức lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất (hay còn gọi là sản phẩm).
Như vậy nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm. Khác với tài sản cố định là khi tham gia quá trình sản xuất nguyên vật liệu không giữ nguyên hình thái ban đầu, giá trị của nó chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra.
Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều loại thậm chí còn có cả những vật liệu quý hiếm. Mỗi loại nguyên vật liệu lại có tính chất hoá lý khác nhau, nếu không có biện pháp quản lý sẽ dẫn đến hiện tượng hao hụt mất mát. Ở những doanh nghiệp này chi phí về nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm được tạo ra. Do vậy, nếu không quản lý tốt sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu, tăng giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xét về hình thái vật chất, nguyên vật liệu là biểu hiện của một phần tài sản lưu động. Nhưng về mặt giá trị, nó chính là vốn lưu động của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc sử dụng nguyên vật liệu, chính là hiệu quả của việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp, mà cụ thể ở đây chính là vốn lưu động.
Từ những lý luận trên cho thấy nguyên vật liệu có một vị trí rất quan trọng trong sản xuất, nó là một trong ba yếu tố cơ bản của quát trình sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục. Vì vậy việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu phải được đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem