Mã tài liệu: 303284
Số trang: 36
Định dạng: doc
Dung lượng file: 245 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người là học thuyết nghiên cứu về con người và xã hội loài người bằng việc chỉ ra những qui luật tổng quát nhất của quá trình hình thành và phát triển của con người và xã hội loài người. Thông qua các qui luật, học thuyết đã chỉ ra mặt tích cực cũng như những điểm còn khiếm khuyết của lý thuyết kinh tế “ Tư bản chủ nghĩa” và những điểm chưa đầy đủ trong học thuyết kinh tế chính trị của “ Chủ nghĩa Mác” từ đó chỉ rõ những khuynh hướng tuyệt đối hoá hai lý thuyết này khi áp dụng vào việc xây dựng một xã hội mà ai cũng muốn nó tốt đẹp hơn đều gặp những vấn đề bất ổn và giờ đây hầu hết các nước trên thế giới đều đã có những điều chỉnh dựa cả trên hai lý thuyết này nhằm tạo ra một xã hội phát triển một cách ổn định hơn. Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người không phải là lý thuyết được sáng tạo ra để thay đổi thế giới mà nó chỉ hướng đến giúp chúng ta nhìn nhận lại thế giới loài người một cách đúng đắn hơn khi chúng ta hiểu được những qui luật vận động hoàn toàn khách quan của nó.
Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người không xây dựng trên những bài luận - bàn về những hiện tượng, những quá trình, những cấu trúc của một xã hội - mà nghiên cứu xã hội thông qua xây dựng một hệ thống những khái niệm, những qui luật chỉ ra những mối liên hệ cơ bản nhất của con người và xã hội loài người từ đó ta có thể giải thích mọi hiện tượng, mọi quá trình, mọi cấu trúc của xã hội một cách đơn giản và thống nhất. Cái “đơn giản và thống nhất” đó chính là mối quan hệ biện chứng và sự chuyển hoá của Năng lực – Nhu cầu của con người. Đây chính là điểm hoàn toàn mới mà chưa lý thuyết nào chỉ ra, mối quan hệ này vừa có tính lôgic lại vừa có tính phi lôgic, nó có thể sinh thặng dư trong quá trình chuyển hoá, phản ánh đặc trưng cơ bản nhất của con người với vạn vật xung quanh chúng ta. Cái khác biệt của “Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người” so với lý thuyết về kinh tế - chính trị của chủ nghĩa Mác là trong chủ nghĩa Mác giá trị hàng hoá sau khi được sản xuất ra là bất biến ( Giá trị sức lao động kết tinh trong sản phẩm đó) trong toàn bộ quá trình lưu thông của nó trên thị trường vì vậy nó không phản ánh được đúng tất cả sự biến đổi phức tạp và muôn hình vạn trạng trong quá trình chu du của hàng hoá trên thị trường từ đó không chỉ ra được đúng các qui luật chi phối sự vận động của hàng hoá và trên cơ sở đó mô hình kinh tế - chính trị ( mô hình XHCN) còn rất nhiều khiếm khuyết mặc dù ai cũng nhận thấy sự tiến bộ của nó, đó cũng là nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ của mô hình XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Còn “Học thuyết về sự tiến hoá của xã hội loài người”đã xây dựng một lý thuyết về hàng hoá phổ quát nhất ( mọi vật chất, mọi quan hệ, mọi lĩnh vực,mọi quan điểm, tư tưởng và cả con người đều có thể trở thành hàng hoá). Giá trị của hàng hoá luôn biến đổi trong quá trình sản xuất và lưu thông trên thị trường. Theo kỳ vọng hàng hoá chỉ lưu thông từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao hơn, trong quá trình lưu thông thặng dư có thể tiếp tục được tạo ra. Đó chính là điểm khác biệt để từ đó ta có thể xây dựng một mô hình XHCN mới, vận động theo đúng các qui luật của hàng hoá mà từ ngàn đời nay nó đã tồn tại.
Tôi xây dựng nên học thuyết và công bố một phần lý thuyết này không nhằm một tham vọng về kinh tế và chính trị nào, mà tôi chỉ hi vọng bạn đọc nào đó quan tâm đến lý thuyết này sẽ hiểu và vận dụng được tốt những qui luật mà tôi đã tìm ra để đạt được hiệu quả tốt hơn trong những vấn đề thực tế mà mình phải đối mặt, tìm ra những thoả hiệp mà đôi bên cùng có thể chấp nhận được, xác định được lợi ích của mình cùng đối tác để quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt hơn cũng như tìm ra những thời điểm thích hợp để kết thúc mối hợp tác đó. Tôi cũng hi vọng những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm để hoạch định ra những chính sách hợp qui luật khách quan nhất, đưa đất nước ta ngày càng phát triển. Lý thuyết này tôi tái khẳng định những chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay tương đối hợp qui luật song Nhà nước cần xác định đúng đắn hơn “sân chơi” của Nhà nước, của các doanh nghiệp, và của người dân trong quá trình vận hành xã hội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 344
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16