Mã tài liệu: 291290
Số trang: 58
Định dạng: zip
Dung lượng file: 462 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Xã hội ngày càng tiến bộ, nhu cầu con người ngày càng đa dạng đòi hỏi sản xuất cũng không ngừng mở rộng. Vì vậy, quá trình sản xuất có ý nghĩa quan trọng, chiếm một khối lượng lớn trong công việc hàng ngày của xã hội.
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong giai đoạn này, một mặt, đơn vị phải bỏ ra các khoản chi phí để tiến hành sản xuất; mặt khác, đơn vị lại thu được một lượng kết quả sản xuất gồm thành phẩm và sản phẩm dở dang. Để đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để tăng lượng kết quả thu được, giảm lượng chi phí chi ra, tính toán sao cho với lượng chi phí bỏ ra thu được kết quả cao nhất. Giai đoạn sản xuất chính là giai đoạn tạo ra giá trị thặng dư và nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất- kinh doanh và phải được hạch toán chặt chẽ.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đánh giá được mọi khía cạnh, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành. Từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt lượng vốn lưu động sử dụng trong sản xuất và lưu thông, tạo thế và lực mới cho doanh nghiệp trong sản xuất và cạnh tranh.
Qua thời gian thực tập tại công ty Cơ khí và Xây lắp số 7, được sự chỉ bảo của các cô chú kế toán và sự hướng dẫn tận tình cuả thầy giáo TS. Nghiêm Văn Lợi, em nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những vướng mắc còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, từ đó em xin mạnh dạn lựa chọn chuyên đề: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp Đúc và kinh doanh vật tư thiết bị (thuộc công ty Cơ khí và Xây lắp số 7)”.
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP ĐÚC VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ (THUỘC CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7)
Mục tiêu của chuyên đề là vận dụng lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành đã được nghiên cứu ở trường vào thực hiện tại công ty và từ đó phân tích đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán.
Nội dung chuyên đề gồm hai phần:
Phần một: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Đúc và Kinh doanh vật tư thiết bị.
Phần hai: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Đúc và Kinh doanh vật tư thiết bị.
Do trình độ và khả năng nghiên cứu thực tế còn hạn chế, nên chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy giáo, cô giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo TS. Nghiêm Văn Lợi cùng toàn thể các cô chú, các anh chị ở xí nghiệp Đúc và Kinh doanh vật tư thiết bị.
PHẦN MỘT
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÚC VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ THUỘC CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ XÂY LẮP SỐ 7
I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP ĐÚC VÀ KINH DOANH VẬT TƯ¬ THIẾT BỊ
1. Lịch sử hình thành và phát triển xí nghiệp Đúc và kinh doanh vật t¬ư thiết bị
Xí nghiệp Đúc và Kinh doanh thiết bị là đơn vị trực thuộc công ty Cơ khí & Xây lắp số 7. Do đó, quá lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty. Tr¬ước khi có quyết định số 1567/BXD của Bộ trư¬ởng Bộ Xây dựng ngày 1/11/2000 (về việc đổi tên công ty cơ khí xây dựng Liên Ninh thành công ty Cơ khí & Xây lắp số 7), Phân x-ưởng Đúc là một trong năm xí nghiệp thuộc công ty chịu sự quản lý tài chính trực tiếp và hạch toán phụ thuộc công ty. Hiện nay, xí nghiệp đã có bộ máy quản lý, bộ phận kế toán - tài chính hạch toán độc lập, cuối kỳ quyết toán báo sổ tổng hợp lên phòng kế toán công ty.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cơ khí và xây lắp số 7 đư¬ợc khái quát nh¬ư sau:
Công ty cơ khí và xây lắp số 7 (tên giao dịch quốc tế là Contraction Meachinery Company No 7-COMA7) có địa điểm đặt tại Km 14-Quốc lộ 1A-Thanh Trì- Hà Nội, là một doanh nghiệp Nhà n¬ớc, nằm trong số 23 thành viên của Tổng công ty cơ khí và xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Sau 45 năm ra đời và hoạt động, Công ty cơ khí và xây lắp số 7 đã từng b¬ước khẳng định vị thế vững chắc của mình trong nghành cơ khí xây dựng. Cụ thể như sau:
Nhà máy cơ khí xây dựng Liên Ninh (nay là công ty Cơ khí và xây lắp số 7) đ¬ược thành lập ngày 1/8/1966 theo quyết định của Bộ Kiến trúc. Với tổng số cán bộ công nhân viên ban đầu chỉ có hơn 70 ngư¬ời, trang thiết bị máy móc còn rất ít và lạc hậu, phần lớn là sản xuất thủ công.
Trong những năm đầu mới thành lập, mặt hàng chủ yếu của nhà máy là thiết bị, máy móc phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng như¬: máy làm gạch, ngói, bi đạn,... đư¬ợc sản xuất theo kế hoạch của Nhà n¬ước. Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp (1960-1987) nhịp độ của nhà máy luôn tăng trư¬ởng, lực l¬ượng lao động tăng không ngừng. Tuy vậy, hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch, không có đối thủ cạnh tranh nên sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít đ¬ợc cải tiến, bộ máy quản lý thì cồng kềnh, lực l¬ượng lao động đông như¬ng hoạt động trì trệ, kém hiệu quả, thu nhập ng¬ời lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện những qui định của Đảng, đất nư¬ớc ta bư¬ớc vào một thời kỳ mới, thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trư¬ờng, có sự điều tiết của Nhà nư¬ớc theo định h¬ớng Xã hội chủ nghĩa. Nhà máy đã tiến hành tổ chức sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với ph¬ương châm: “Vì lợi ích của Nhà máy trong đó có lợi ích chính đáng của cá nhân mình”, toàn bộ cán bộ, công nhân đã dần đ¬ưa nhà máy thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đã dần tìm đ¬ợc chỗ đứng trên thị tr¬ường. Sản phẩm đư¬ợc khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao.
Năm 1996 do yêu cầu quản lý của Nhà nư¬ớc nhà máy cơ khí xây dựng Liên Ninh đổi tên thành Công ty cơ khí xây dựng Liên Ninh theo quyết định số 06/ BXD ngày 02/01/1996 của Bộ trư¬ởng Bộ Xây dựng .
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cả n¬ước, công ty cũng liên tục mở rộng qui mô sản xuất và thị trư¬ờng kinh doanh của mình, năm 2000 vừa qua công ty đã bổ xung thêm một số ngành nghề kinh doanh có thế mạnh trong nền kinh tế. Cũng trong năm này, Công ty cơ khí xây dựng Liên Ninh một lần nữa lại đ¬ược đổi tên thành Công ty cơ khí và xây lắp số 7 ngày 01/11/2000 theo quyết định số 1567/ BXD của Bộ tr¬ưởng Bộ Xây dựng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 226
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16