Mã tài liệu: 290559
Số trang: 70
Định dạng: doc
Dung lượng file: 445 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển hơn nhưng cũng buộc các doanh nghiệp muốn đứng vững phải nỗ lực hơn trong quản lý và sản xuất kinh doanh. Không còn sự bao cấp của nhà nước các doanh nghiệp phải tự lực sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi, do đó mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận. Muốn vậy, quản lý hiệu quả chi phí và hạ giá thành là vấn đề quan trọng, nó góp phần tạo ra sự phát triển của doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp quản lý và của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp nhưng trong đó công tác hạch toán kế toán là một công cụ hiệu quả hơn cả.
Công ty cổ phần chè Kim Anh là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè hương tiêu dùng trong nước và chè xuất khẩu trên cơ sở nguồn vốn tự có do các cổ đông đóng góp và một phần vốn của Nhà nước. Với dây truyền sản xuất có quy mô lớn và hiện đại, sản phẩm của công ty được sản xuất với khối lượng lớn, phong phú về chủng loại có chất lượng cao được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và bạn bè thế giới tín nhiệm.Tuy nhiên sự cạnh trang nghiệt ngã của thị trường luôn đặt ra cho ban lãnh đạo công ty vấn đề bức xúc là làm sao tiết kiệm hơn nữa chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tối đa hoá lợi nhuận nhằm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty, nhờ sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty và các cán bộ nhân viên phòng Tài chính kế toán, cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo: PGS,TS Nguyễn Thi Đông em đã hoàn thành đề tài: “ Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh”. Qua đề tài này, em mong sẽ được đi sâu nghiên cứu
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị, nhằm củng cố hơn cho kiến thức đã học tại Nhà trường và muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác này tại công ty cổ phần chè Kim Anh.
Do thời gian thực tập không nhiều và phạm vi đề tài không cho phép, vậy qua bài viết em chỉ đưa ra vài nét khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đi sâu vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng 12 năm 2002.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài thực tập tốt nghiệp được trình bày theo những nội dung chíng sau:
Chương I: Tình hìng chung của công ty cổ phần chè Kim Anh ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương II: Tình hình thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh.
Chương III: Một số đề suất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần chè Kim Anh.
Vì thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết về mặt nội dung và hình thức, em rất mong nhận đực sự giúp đỡ của thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Chương I:
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CP CHÈ KIM ANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần chè Kim Anh với bề dầy trên 40 năm hình thành và phát triển là một trong những doanh nghiệp đầu đàn trong ngành chè Việt Nam. Công ty là thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty chè Việt Nam. Công ty có trụ sở tại xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
Tên giao dịch: Kim Anh tea Stock-Holding Company.
Tel: 04.8843222 –8843263, Fax:04.8840724
Website: http://www.kimanhtea.com.
Email:Kimanhtea@netnam.vn.
Công ty cổ phần chè Kim Anh chuyên sản xuất các loại chè xanh, đen xuất khẩu và chè hương tiêu dùng nội địa.
Công ty cổ phần chè Kim Anh được thành lập trên cơ sở hai nhà máy nhập lại là nhà máy chè Vĩnh Long và nhà máy chè Kim Anh.
Ngày 15 /5/1980 Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định sáp nhập 2 nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh Long thành nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh, trụ sở tại xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội. Trong thời gian này, nhà máy gặp nhiều khó khăn như phải di chuyển địa điểm, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của liên hiệp chè, cán bộ và công nhân nhà máy đã vượt qua những khó khăn ban đầu, đi vào sản xuất ổn định. Do quy mô sản xuất được mở rộng, sản lượng chè tăng, nhà máy đã mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu với các thị trường như Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Trong giai đoạn này nhà máy nhận được nhiều bằng khen các loại.
Đến năm 1999, nhà nước có chủ trương tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Công ty chè Kim Anh là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên thuộc ngành chè được chọn để tiến hành cổ phần hoá. Sau 6 tháng chuẩn bị, ngày 3/7/1999, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số 99/1999/QĐ BNN-TCCB chuyển công ty chè Kim Anh thành công ty cổ phần chè Kim Anh với số vốn điều lệ là 9,2 tỉ đồng, được chia thành 92.000 cổ phần, trong đó cổ phần nhà nước chiếm 30%, tỉ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 48%, bán cho đối tượng bên ngoài là 20%. Tổng số vốn cổ phần theo giá ưu đãi cho người nghèo trong công ty trả dần là 8.840 cổ phần. Đây là một bước chuyển biến lớn lao trong lịch sử phát triển của công ty chè. Việc cổ phần hoá đã thay đổi hình thức sở hữu của công ty, nếu như trước đây, công ty thuộc sở hữu nhà nước thì hiện nay cả người lao động trong công ty cũng trở thành chủ sở hữu. Tất cả cùng chung một mục đích làm cho công ty ngày càng lớn mạnh, và đời sống của người lao động ngày càng nâng cao.
Nhờ những bước cải tiến quan trọng đó nên chr sau 3 tháng chuyển sang công ty cổ phần, công ty đã sản xuất được 500 tấn sản phẩm trong đó chè đen xuất khẩu được 230 tấn, chè hương tiêu thụ trong nước các loại được 270 tấn, bằng 45% sản lượng cả năm 1999 và tăng 22% so với cùng kỳ năm 1998. Doanh thu tiêu thụ đạt 13,5 tỷ đồng, số tiền lãi chia cổ phần là 528 triệu đồng, tỉ lệ lãi cổ phần đạt 1,23%/tháng, thu nhập bình quân mỗi công nhân từ 600-650 nghìn đồng một tháng, tăng 200 nghìn đồng so với trước. Những con số trên cho thấy công ty không những ổn định sản xuất mà còn phát triển mạnh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16