Mã tài liệu: 235294
Số trang: 38
Định dạng: doc
Dung lượng file: 162 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Tiểu luận dài 39* trang:
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay đã có 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một tổ chức gia đời từ tháng Giêng 1995, nhưng tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) hoạt động từ năm 1947.
Đây là tổ chức thương mại đa phương toàn cầu chiếm tới hơn 90% thương mại thế giới. Do đó, các nước đều muốn tham gia để tận dụng lợi thế thành viên của WTO. Việt Nam gia nhập WTO có thể có được những thuận lợi như: thuế nhập khẩu hàng Việt Nam ở nước ngoài sẽ giảm đáng kể; sự hạn chế về định lượng đối với một số hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm do các nước WTO sẽ bỏ chế độ hạn ngạch và thị trường được mở rộng hơn; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng hơn; hàng hóa và dịch vự nước ngoài tại thị trường nước ta sẽ trở nên phong phú và có chất lượng hơn. Tham gia WTO, Việt Nam cũng có thể giảm bớt tình trạng bị chèn ép, bị kiện cáo trong kinh doanh nhờ có công cụ trọng tài xử lý tranh chấp ít nhiều chú ý tới các nước đang phát triển.
Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng đặt Việt Nam phải đối mặt với một loạt vấn đề: mối đe dọa các ngành sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh; việc hạ thấp hàng rào thuế quan làm giảm nguồn thu ngân sách; trợ cấp cho một số sản phẩm sẽ khó khăn hơn. Nói chung, việc thực hiện các chương trình xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế và giáo dục cũng như các mục tiêu trong chiến lược phát triển sẽ phải có nhiều sự điều chỉnh, kể cả những luật lệ kinh doanh liên quan đến luật lệ và quy tắc của WTO.
Để minh chứng cho sự cần thiết phải xét đến vấn đề “cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO”, em xin đưa ra bài viết trên báo cáo 67 Oxfam Quốc tế 2004 “ Khi Việt Nam đàm phán để gia nhập WTO thì cũng chính là lúc các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới ráo riết ép buộc các nước muốn trở thành viên phải cam kết tuân thủ không những các điều kiện có sẵn của WTO mà còn phải chịu thêm nhữn điều kiện khác- cái gọi là “WTO-cộng”, đặc trưng cho quy trình gia nhập hiện nay. Tư cách thành viên WTO có thể giúp Việt Nam thu được lợi ích từ thương mại quốc tế, hỗ trợ cho những nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam, nhưng những đòi hỏi của các nước giàu về tự do hóa quá đáng trong nhập khẩu và đầu tư nước ngoài, đe dọa mục tiêu ấy và tàn phá sinh kế, nhất là ở khu vực nông thôn.”
Bài toán được mất của việc gia nhập tổ chức thương mại WTO được chính phủ chúng ta bàn đến rất nhiều kể từ khi nạp đơn ra nhập tổ chức này năm 1995. Việc năm 2005 chúng ta “nhỡ tàu” đã chứng minh rằng “Việt Nam mong muốn ra nhập WTO nhưng không bằng tất cả mọi giá”, và năm nay 2006 là năm mà chính phủ quyết tâm nhất cho việc ra nhập WTO. Bài toán này đã được suy sét kỹ lưỡng và năm nay cũng là năm chính phủ có nhiều nỗ lực nhất cho việc gia nhập.
CHƯƠNG 1
Tổng quan về Tổ chức
thương mại thế giới WTO
1.1. Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO
1.1.1. Vòng đàm phán Uruguay
Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán lớn nhất cả về thời gian và các lĩnh vực thương mại. Vòng này kéo dài 7 năm rưỡi, gần bằng 2 lần thời gian dự định ban đầu. Đến cuối vòng đàm phán số nước tham dự đă lên tới 125 nước; đây thực sự là vòng đàm phán thương mại lớn nhất từ trước tới nay và có lẽ đây cũng là cuộc đàm phán thuộc loại lớn nhất trong lịch sử.
Một số thời điểm chủ chốt của vòng Uruguay:
· Tháng 9/86 Punta del Este: bắt đầu.
· Tháng 12/88 Montreal: rà soát giữa kỳ của các bộ trưởng.
· Tháng 4/89 Geneva: Rà soát giữa kỳ hoàn thành.
· Tháng 12/90 Brussels: bế mạc hội nghị bộ trưởng trong bế tắc.
· Tháng 12/91 Genneva: Dự thảo đầu tiên của "Hiệp định cuối cùng"
được hoàn thành.
· Tháng 11/92 Washington: Mỹ và EC đạt được mức bột phá mang tên
"Blair House" trong lĩnh vực nông nghiệp.
· Tháng 7/93 Tokyo: Nhóm Quad đạt được bước đột phá về mở cửa thị
trường tại hội nghị thượng đỉnh G7.
· Tháng 12/93 Geneva: Phần lớn các cuộc đàm phán kết thúc (một số
cuộc thương thảo về mở cửa thị trường được tiếp tục).
· Tháng 4/94 Marrakesh: Các hiệp định được ký.
· Tháng 1/95 Geneva: WTO được thành lập và các hiệp định bắt đầu có hiệu lực
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17