Mã tài liệu: 266606
Số trang: 32
Định dạng: zip
Dung lượng file: 312 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
A.LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thao hướng CNH-HĐH là một xu hướng tất yếu đã và đang diễn ra ở các nước đang phát triển, mà ngay từ cuối thế kỷ XIX nhà kinh tế học người Đức đã chứng minh.
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, là khu vực chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của công nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Để phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta "cơ bản trở thành một nước công nghiệp" cần phải có những định hướng đúng đắn cho toàn bộ nền kinh tế. Có một cơ cấu công nghiệp hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành và mục tiêu cần đạt sẽ gần hơn. Cơ cấu kinh tế là một vấn đề khó khăn và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn.Vì vậy, để có một cơ cấu kinh tế hợp lý đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức và quan điểm đúng đắn về vấn đề này.
Qua nghiên cứu, học hỏi từ các thầy cô và các bạn cùng với những tài liệu đáng tin cậy, bài viết này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản nhất về cơ cấu ngành công nghiệp, thực trạng cũng như giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta trong 10 năm tới.Nội dung bao gồm các phần:
I. Tổng quan về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phần này phân tích bản chất và nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta thời gian qua.
III.Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta thời kỳ 2001-2010.
Trong quá trình nghiên cứu, do là một lĩnh vực khó và hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy em rất mong được sự đóng góp của em cô giáo và các bạn.Em xin chân thành cảm ơn cô giáo:GS-TS Vũ Thị Ngọc Phùng đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
B.NỘI DUNG:
I.Tổng quan về Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Cơ cấu kinh tế:
1.1. Khái niệm:
Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế, gắn với vị trí trình độ kỹ thuật công nghệ, qui mô,tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận; gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế đã được hoạch định. 11 Kinh tế chính trị Mác-Lênin NXB Giáo Dục, tr100-101
Để hiểu rõ khái niệm trước hết ta cần xác định rằng tiên đề của việc xây dựng một cơ câú kinh tế là sự phân công lại lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động và do đó chuyên môn hoá sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền KTQD. Phân công lao động có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng xuất lao động. Cùng với cách mạng khoa học và công nghệ, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Sự phân công lại lao động xã hội trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá(CNH-HĐH) cần phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:
1_ Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần ;tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.
2_ Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.
3_ Tốc độ tăng lao động trong các ngành phi SXVC(DV) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành SXVC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 294
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem