Mã tài liệu: 283710
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 114 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có rất nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại, cùng cạnh tranh, cùng phát triển và đều chịu sự quản lý của nhà nước dưới tầm vĩ mô.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế Quốc dân: “Là một công cụ có sức mạnh vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, góp phần quan trọng khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường, thực hiện một số chính sách xã hội.”
Do nhu cầu bức thiết hiện nay,hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý đặc biệt là các biện pháp kinh tế.
Một trong những biện pháp kinh tế là vấn đề tiền lương, tiền thưởng. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều vì lợi ích kinh tế. Tiền lương là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hiệu quả sản xuất. Từ việc gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và phát triển trên cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời. Từ đó sẽ phục vụ đắc lực cho mục đích cuối cùng là con người, đẩy sự tăng trưởng về kinh tế làm cơ sở để từng bước nâng cao đời sống người lao động và cao hơn nữa là hoàn thiện xã hội loài người.
Trong mục đích phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay việc đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động là một động lực cơ bản trực tiếp khuyến khích mọi người đem hết khả năng nỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất. Vì vậy tác dụng của tiền lương càng đặc biệt quan trọng.
Tiền lương chỉ thực sự phát huy tác dụng của nó khi các hình thức tiền lương áp dụng thích hợp nhất, sát thực với tình hình thực tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đúng nguyên tắc quy định của nhà nước và khả năng cống hiến của mỗi người có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Quỹ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế được thành lập để tạo nguồn tài trợ cho công nhân viên.Việc quản lý, việc trích lập và sử dụng các quỹ BHXH và BHYT có ý nghĩa quan trọng không những đối với việc tính chi phí sản xuất kinh doanh mà cả đối với việc đảm bảo quyền lợi của công nhân viên trong toàn Công ty nhằm góp phần giúp Công ty hoàn thiện công tác hạch toán thanh toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội tạo điều kiện thúc đẩy quản lý Công ty có hiệu quả.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16