Mã tài liệu: 83763
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file: 808 Kb
Chuyên mục: Giáo dục mầm non
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, nhiệm vụ của đất nước là đào tạo con người mới, con người của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là nền văn minh trí tuệ trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Vấn đề giáo dục con người là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và cũng là của mọi nhà, mọi người.Vì vậy, việc giáo dục con người ngay từ những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng.
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Trong thời đại ngày nay, trẻ em luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định vận mệnh đất nước.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học ” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều trò chơi học tập và một bộ phận không thể không nhắc đến đó là các trò chơi dân gian – đây là một loai trò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích.
Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho con em mình. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó mà trò chơi dân gian được lưu truyền đến ngày nay.Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường mầm non. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc: rèn luyện thể lực, sự khéo léo , nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn… và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
Chương II: Sưu tầm trò chơi dân gian và lựa chọn một số trò chơi dân gian thực nghiệm cho trẻ
Chương III: Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm tổ chức một số trò chơi dân gian đã sưu tầm cho trẻ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 17118
⬇ Lượt tải: 54
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 14373
⬇ Lượt tải: 54
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 903
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 261
👁 Lượt xem: 8399
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 2276
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 2747
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 260
👁 Lượt xem: 2048
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 20322
⬇ Lượt tải: 56
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1540
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 2107
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 4049
⬇ Lượt tải: 23